ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG

Rating: 5.0/5. From 5 votes.
Please wait...

Đọc hết hai cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” và “Đám cưới không có giấy giá thú” để thấy những màu tình đặc biệt trong lối viết đời thường, chân phương nhưng rất đẹp của nhà văn Ma Văn Kháng.

Về mặt nội dung, cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”  lấy bối cảnh một gia đình truyền thống những năm 80 – khi đất nước chúng ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh. Còn ở tác phẩm “Đám cưới không có giấy giá thú”, đúng như tiêu đề, nhà văn Ma Văn Kháng đã khắc họa cuộc hôn nhân gượng ép giữa trí thức và chính quyền.

ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG
ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG

 Thực tình, nhiều người cho rằng, lối viết văn của Ma Văn Kháng rất khô cứng. Nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Bởi, từng dòng ông viết ra mang đậm nét cá nhân với ngôn từ phong phú, dẫu chỉ là những điều bình dị song lại được thổi vào đó cái hồn, cái tình rất đời và đáng trân trọng.

Ví như: “Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm ngọn gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất”; hay “Sân trường buồn tênh lá bàng héo và phượng lặng lẽ buông những cánh hoa tàn. Im lặng chạy suốt các hàng hiên.
Tĩnh lặng chết chóc tỏa ra từ hai vệt giấy niêm phong trắng như vôi dán chéo qua các cửa ra vào các lớp học. Ve bật tiếng vì sợ hãi. Chỉ có tiếng rúc dè dặt của dế mèn, ngắn ngủi từng đợt giữa hoang vắng một ai khúc ly biệt”.

Ngoài ra, những đoạn tả cảnh mặn nồng của vợ chồng Tự, hoặc dăm ba câu đối thoại “sử dụng tiếng lóng phố phường như một gã trai lêu lổng” khiến một bộ phận người đọc cho đó là thô thiển. Tuy nhiên, nếu so với một số tác phẩm hiện đại thời bây giờ thì tôi thấy điều đó cũng bình thường.

dieu - dac - biet - trong - tieu - thuyet - cua - nha - van - ma - van - khang2

Điều đặc biệt trong tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng

Những giá trị nhân văn, đi kèm nét đẹp văn hóa khác cũng được nhà văn Ma Văn Kháng thể hiện qua các triết lý. Theo ông, từ ngữ có giá trị tự thân và cùng với chúng là giọng nói. Cái giỏi của người thầy, muốn được người đời công nhận, phải vượt qua hai lần khó.

Ma Văn Kháng cũng hay trăn trở về biết bao thói đời, sự tiêu cực đang hiện hữu ở xã hội thời bấy giờ bằng cái nhìn chân thực và bao quát nhất. Có khi chỉ cần vài dòng văn ngắn ngủi là cũng đủ để ông lột tả hết thực trạng đó: “Trong xã hội ấy, kẻ nào có cá tính, có bản lĩnh độc lập sẽ là lạc loài, hoặc bị vấp váp, tiêu vong, hoặc phải mài mòn mình để hòa hợp. Xã hội đề cao con người thuần, chứ không phải con người có trí tuệ, tài năng, phẩm chất. Đại thần trước hết là quan trung nghĩa, chứ không phải quan có tài”.

Cách miêu tả nội tâm của nhà văn Ma Văn Kháng cũng chạm tới trái tim người đọc. Bởi, từ ngữ và hình ảnh miêu tả trong các tác phẩm của ông đều phong phú tới nỗi không thể tìm ra nổi một hình ảnh trùng lặp để so sánh. Thậm chí, có những từ ngữ mà ông sử dụng khó có thể bắt gặp ở bất cứ loạt văn chương nào ở hiện đại. Ví dụ như: “tiếng phụ nữ xoe xóe”, “nhúc nhắc tay chân”, “xong xóc mắng”, “cách nói đay đả”, “cười nhỏn nhẻn”, “mô phạm”, “cãi nhau í ỏm”, “chữ viết thiên thẹo mẹo dậu”,…

 

Nguyên An

=> Đọc thêm: https://waka.vn/the-loai/van-hoc-gAvQW.html

=>https://nhom40.com/%E2%80%8Bngoai-toi/

Rating: 5.0/5. From 5 votes.
Please wait...