“ĐÓA HOA ANH ĐÀO NĂM ẤY” – SỰ XÚC ĐỘNG BÌNH THẢN

Rating: 4.6/5. From 8 votes.
Please wait...

Tác giả: Harley LêMegane thành viên Nhóm 4.0

Thể loại: Ngôn tình lịch sử Nhật Bản

Số chương: 28

* VĂN ÁN:

Toshi, người đàn ông ấy từng là đóa hoa anh đào bất diệt trong lòng cô gái nhỏ Sanjou.

Nhưng, anh là con người của đại nghiệp. Anh sống cùng thanh kiếm, sống vì lý tưởng và sống để chinh chiến.

Anh mang lại bình yên cho thiên hạ, lại chẳng thế hẹn ước một đời hạnh phúc với Sanjou. Để có một lần được nói, cô đã khẳng định rằng:

 “Nếu em có thể quay ngược thời gian, nhất định em sẽ không bao giờ yêu anh!”

Nhưng tình yêu luôn chứa đựng biết bao bất ngờ và trái tim nhỏ bé của người thiếu nữ chưa bao giờ ngừng yêu thương. Giữa những giông bão cuộc đời, Fuji đã dám đến và dịu dàng che chở cho cô bằng một tình yêu chân thành.

“Và tôi hứa với em, có một điều sẽ trường tồn kể cả khi tôi đi, rằng em là tình yêu duy nhất của tôi.”

*DANH SÁCH CÁC CHƯƠNG (CLICK VÀO CÁC CHƯƠNG ĐỂ ĐỌC)

Chương 1: Hương hoa nhài và máu

Chương 2: Người con gái dưới gốc cây anh đào

Chương 3: Tái ngộ

Chương 4: Mối tình đầu

Chương 5: Âm thầm bên em

Chương 6: Vẩy máu

Chương 7: Thề nguyện đom đóm

Chương 8: Tiểu thư Seki

Chương 9: Giằng xé

Chương 10: Cuộc hôn nhân bất ngờ

(còn nữa)

( Link đọc truyện tại đây#Đọc ngay truyện: Đóa Hoa Anh Đào Năm Ấy| Nhóm 4.0

 


*Review truyện Đóa Hoa Anh Đào Năm Ấy:

Thật sự, khi mới tiếp xúc với tác phẩm “Đóa hoa anh đào năm ấy” tôi không dành nhiều thiện cảm cho nó; cơ bản vì tôi không thích văn học Nhật Bản. Không có lý do xác đáng và dĩ nhiên không có tính kỳ thị, chỉ đơn giản là nếu có cơ hội lựa chọn, tôi sẽ chọn văn học dịch phương Tây. Tôi có đặt câu hỏi, tại sao nhóm tác giả Việt lại viết câu chuyện về những nhân vật có tên Nhật Bản thế này? Và khi chấp nhận bối cảnh lịch sử, bối cảnh sống của nhân vật, tôi nghĩ, việc những người cầm bút Việt muốn kể câu chuyện của những con người ở một vùng đất khác âu cũng là điều nên chấp nhận.

Tôi cũng không thích cách nhóm tác giả này đem “mái tóc nâu” hay “đôi mắt nâu” của nhân vật nữ chính – Sanjou – làm hình tượng, để nhắc đi nhắc lại mãi trong suốt cả câu chuyện. Theo tôi, tính hình tượng nên nằm ở những thứ lớn hơn, có điểm nhấn hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến các tình tiết đinh của câu chuyện. Phải đến hơn nửa tác phẩm, tôi mới cảm nhận được lý do tại sao tác giả lại chọn những thứ đơn giản như khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt của các nhân vật – phải nhấn mạnh là của mọi nhân vật chứ không riêng gì một nữ chính hay một nam chính – làm hình tượng. Bởi, như tôi vừa nói ở trên, hình tượng này có vẻ rất nhỏ; và đây chính là dụng ý của tác giả – bật lên giá trị thật của tình yêu. Một con người, yêu một con người, sẽ là yêu từ những thứ nhỏ bé nhất, dung dị nhất chứ không nhất thiết phải là thứ gì đó quá lớn lao.

Doa - hoa - anh - dao - nam - ay2
“Đóa hoa anh đào năm ấy” – Truyện ngôn tình lịch sử hay

 

 

Tôi ban đầu khá sốc và cảm thấy không được thỏa mãn với cách sắp đặt việc nữ chính trao thân cho nam chính – vội và lướt qua rất nhanh. Dĩ nhiên, tính dục là một mảng đề tài khá khó viết để trở thành đẹp và mang nhiều tính văn; tuy nhiên, khi viết về một đoạn giao kết giữa hai nhân vật mà đi qua quá nhanh như thế, tác giả vô tình tạo ra một khoảng hẫng cho người đọc. Mãi cho đến khi tìm thấy đoạn giao đãi lý do nữ chính Sanjou quyết định âm thầm trao thân cho nam chính Toshi – trong thân phận là một cô gái làng chơi, Mika – để hiểu ngọn ngành mọi thứ, để biết, có một tình yêu rất lạ được lồng ghép một cách cực kỳ tài tình suốt tác phẩm này. Cô đơn giản là một con người, một cô gái dám yêu và dám sống chết cho tình yêu ấy; ngặt thay, cô lại yêu anh bằng tình yêu của một võ sĩ. Thế nên, ghép hai mảnh của tình yêu này lại, cô muốn dành cho anh sự trong trắng của mình, nhưng rồi sẽ tìm cách lặng lẽ rút lui để anh được đuổi theo lý tưởng, đại nghiệp.

Nếu “Đóa hoa anh đào năm ấy” được khẳng định là một tác phẩm văn chương theo thể ngôn tình, thì tôi phải khẳng định rằng, cái kết đang đi ngược với xu thế của ngôn tình hiện đại. Không có viên mãn. Không có những ngày tháng bù đắp cho cả thanh xuân đã hy sinh lặng lẽ vì tình yêu. Nhưng tôi phải khẳng định thêm rằng, đây là kiểu kết truyện không thể đánh giá là bi thương được! Cái kết buộc phải xuôi theo thời cuộc, bối cảnh, thân phận nhân vật; và có đau đớn cách mấy, thì tính nhân văn để lại vẫn là quá lớn. Tôi có xót xa cho nhân vật của mình, nhưng tôi vẫn có thể đón nhận cái kết thế này, bởi đây có lẽ là cách để nhân vật được mở ra một con đường mới, ít đau khổ hơn.

Trên hết, khi dõi theo tác phẩm này, tôi đánh giá rất cao về kỹ thuật văn chương tạo nên một văn phong với tư thế cực kỳ ung nhiên, trung dung và bình thản – đúng chất của một xã hội thu nhỏ quẩn quanh trong giới võ sĩ Nhật Bản. Nhân vật yêu bình thản, hy sinh bình thản… để tạo nên những trường ca kiêu hãnh trong sự bình thản, lễ độ mà nhân vật tất yếu phải giữ cho mình. Tôi rơi nước mắt nhiều đoạn; và nhận ra rằng, sống cùng nhân vật suốt tác phẩm, tôi đau đớn – hạnh phúc cùng họ, thậm chí là hy vọng cùng họ nữa… tất cả đều rất bình thản như cách mà nhân vật cố tình gửi gắm đến những ai quan tâm câu chuyện của họ.

Thật sự, “Đóa hoa anh đào năm ấy” là một tác phẩm rất xúc động về tình yêu, tình bạn, tình đồng đội – một sự xúc động bình thản lạ lùng!

 

 Để đọc full bộ truyện này, hãy bấm vào đây: https://waka.vn/doa-hoa-anh-dao-nam-ay-nhom-4-0-bqAN0W.html

 

Nhóm 4.0

=> Đọc thêm: Toshi – Yêu hay không yêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Key liên quan:

  • truyện đoá anh đào năm ấy
  • doa hoa anh dao
  • sstruyen
  • truyện hoa anh đào
  • truyện đóa hoa anh đào
Rating: 4.6/5. From 8 votes.
Please wait...