HIỆU ỨNG TỪ “MR CẦN TRÔ” ĐẾN SUY NGHĨ VỀ NỀN PHIM VIỆT

No votes yet.
Please wait...

Sau thời gian lên sóng truyền hình, bộ phim mới nhất của Nhã Phương “Ngày ấy mình đã yêu” do hãng phim VFC sản xuất được đông đảo khán giả cả nước đón nhận. Nhưng điều đặc biệt không phải ở sự hấp dẫn bởi nội dung phim, không phải sức hút từ Nhã Phương, nữ diễn viên với gương mặt thương hiệu của các vai diễn về thanh xuân, mà từ một sự hài hước đến lạ, sự hài hước mang tên “Mr cần trô”.

dien vien hai Xuan nghi

Khi mà những ác cảm về sự nhàm chán của phim Việt vẫn còn thì “Ngày ấy mình đã yêu” được phản hồi đông đảo từ người xem truyền hình cũng là dấu hiệu đáng mừng trước cơn sóng ồ ạt của dòng phim Thái, phim Hàn, Phim Trung. Tuy nhiên phản hồi của khán giả với phim của Nhã Phương lần này không phải từ diễn xuất nổi bật hay ấn tượng của cô, mà là đến “Mr cần trô”, những bạn trẻ thích thú với nhiều câu thoại của cảnh sát Đức, từ giọng nói mang đậm phương ngữ, đến cách diễn tự nhiên của Xuân Nghi khiến nhân vật “Mr cần trô” tạo thành cơn sốt. Nhưng nếu chỉ nhìn vào lượt người theo dõi, lượng khán giả phản ánh về một yếu tố phụ của phim mà cho rằng đó là sự thành công của phim “Ngày ấy mình đã yêu” thì hoàn toàn sai. Bởi đó là sự thất bại, vì diễn viên chính, bối cảnh, câu chuyện không đủ hấp dẫn để thu hút người xem?

Nhã Phương đã trở nên nhàm chán và quá quen thuộc khiến người xem nhìn thấy cô như nhìn thấy chỉ một Nhã Phương của Linh trong “Tuổi thanh xuân”. Tất cả các biểu cảm của Nhã Phương đều giống nhau qua các phim. Phải chăng VFC nên có một chiến lược mới khi chọn nữ chính cho phim của mình? Khi lựa chọn một gương mặt với nhiều biểu cảm như một thì hãng phim truyền hình quốc gia dường như đã thể hiện mình đang ăn theo xu hướng hơn là hướng người xem tới những gương mặt thực lực? cũng như chú trọng về giá trị của nội dung tác phẩm. Vì rằng, diễn viên xinh đẹp, tài năng ở Việt Nam không thiếu. Từ sau thành công của “Tuổi thanh xuân” tới nay, Nhã Phương đã góp mặt liên tục không dưới năm phim truyền hình , “Tuổi thanh xuân 2”, “Khúc hát mặt trời”, “zippo mù tạt và em”, “Ngày ấy mình đã yêu”. Quả là sự thiếu khôn ngoan không chỉ của nhà sản xuất mà của cả diễn viên.

Cho nên phim Việt cũng vẫn cần cố gắng thay đổi nhiều hơn nữa, có yếu tố tạo “sóng” thì cũng nên chú trọng vào yếu tố diễn viên. Việc diễn viên có diễn xuất hời hợt nhại nhẽo sẽ khiến cho một bộ phim dù có biên kịch cẩn thận đến đâu, đạo diễn có tài năng thế nào cũng không “gánh” nổi trước sự quay lưng của khán giả. Vì nhân vật là linh hồn của tác phẩm, mà diễn viên là người thổi hồn vào nhân vật cho sống động trước mắt khản giả. Nên chăng phim Việt cần có nhiều diễn viên sống hết mình cho nghiệp diễn và diễn bằng máu và nước mắt của mình trước mỗi số phận nhân vật?

Swallow

No votes yet.
Please wait...