NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG
|Không nghĩ có một ngày, người truyền cho tôi cảm hứng lại có thể là một người thuộc về lịch sử và quá khứ.
1.Thời gian để nuôi dưỡng một ý tưởng
Cách đây mười hai năm, tôi đọc một bộ truyện được sáng tác dựa trên lịch sử Nhật Bản thế kỷ 19 với sự xuất hiện của hai phe đối lập là Nhương Di và Tân Đảng. Là một đứa trẻ, ngoài việc thích thú với nhân vật chính thuộc phe Nhương Di, tôi không hề để ý những chuyện khác.
Cách đây bảy năm, người bạn thân giới thiệu cho tôi một bộ phim đứng trên góc nhìn của Tân Đảng và những suy nghĩ trong tôi bắt đầu thay đổi. Tôi tìm hiểu và đọc những ghi chép về họ ngoài đời thực, rồi dần trở nên thích thú và gắn bó. Trong Tân Đảng, người tôi đặc biệt lưu tâm hơn cả là Hijikata – Cục phó của Tân Đảng, đồng thời cũng là một hình tượng xuất hiện rất nhiều trong văn học và phim ảnh.
Người truyền cảm hứng
2. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật trong truyện ngôn tình
Có rất nhiều nhận xét khác nhau về con người ông – vừa lạnh lùng, tàn nhẫn vừa điềm đạm, sắc bén nhưng cũng lại khoan dung, đối nhân xử thế độ khéo léo. Điều có lẽ khiến tôi cảm phục nhất ở ông chính là sức mạnh ý chí và lòng trung thành của một kiếm sĩ vĩ đại. Ông đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bất chấp kết cục ra sao, không một giây ngừng nghỉ, không một phút nghĩ đến chuyện đầu hàng. Và, chính con người này đã gợi cho tôi cảm hứng viết nên câu chuyện “Đóa hoa anh đào năm ấy”.
=> Link: Full truyện ” Đóa hoa anh đào năm ấy”
Nhân vật Toshi trong truyện hoàn toàn dựa trên nguyên tác là Hijikata – một cách tôi thể hiện tình yêu và sự ngưỡng mộ đối với người đã đem đến nguồn cảm hứng bất tận. Dù bối cảnh và con người có thể khác nhau, tôi muốn Toshi vẫn sẽ là người mang theo tư tưởng và tinh thần mà Hijikata đã có trong quá khứ, làm sống lại linh hồn người võ sĩ cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Nhật.
Harley Lê
=> Đọc thêm: Hãy nặng lòng với người ở lại