TỪ “NÀNG LỌ LEM VÀ CHÀNG HOÀNG TỬ BÉO” CỦA NHÓM 4.0 NÓI CHUYỆN THÀNH – BẠI CỦA NGÔN TÌNH VIỆT

Rating: 5.0/5. From 5 votes.
Please wait...

Khi ngôn tình trở thành thể loại văn chương được yêu thích nhất, bởi sự nhẹ nhàng từ những câu chuyện tình yêu lãng mạn là liều thuốc giúp người đọc cân bằng cuộc sống sau những giờ làm việc căng thẳng, văn đàn Việt xuất hiện khá nhiều tác giả trẻ xuất sắc. Gần đây nhất, phải kể đến Nhóm 4.0 – nhóm tác giả sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam – với tác phẩm “Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo” – tác phẩm vừa công bố đã tạo nên một cơn sốt hay ho, mới lạ về thể loại ngôn tình không có vai phản diện. Và từ đây, chúng ta thật sự có cơ sở để hy vọng đến sự thành công thật sự cho ngôn tình Việt.

CÂU CHUYỆN XU THẾ

Thể loại ngôn tình xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, là thể loại viết về những câu chuyện tình lãng mạn, mà đa phần nhân vật chính sẽ có ít nhất một người nằm trong giới thượng lưu – tiền đề để tạo cơ hội phát triển những hành động lãng mạn và có phần phi thực tế. Sau một vài năm đầu mới du nhập, ngôn tình trở thành một trong những thể loại văn chương được yêu thích nhất văn đàn.

Tất nhiên, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng, với kỹ thuật văn chương không đòi hỏi quá cao, những câu chuyện thiếu lớp lang khiến ngôn tình bị xếp vào hàng “văn chương rẻ tiền”, không thể “cùng chiếu” với thể loại chính luận. Tuy nhiên, câu chuyện học thuật là câu chuyện của các nhà chuyên môn; còn bạn đọc chỉ quan tâm mức độ phù hợp của thể loại đó với nhu cầu đọc của mình. Và đến thời điểm hiện tại, ngôn tình vẫn là con đường dẫn độc giả thoát khỏi thực tại buồn chán, để được sống với ảo mộng thanh xuân; và chừng ấy đã đủ để ngôn tình có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc trẻ.

Bắt kịp xu hướng này, các tác giả trẻ Việt cũng tạo một sân chơi ngôn tình riêng cho mình – một không gian ngôn tình mang bản sắc Việt. Và dĩ nhiên, cũng sau thời kỳ đầu “loay hoay”, truyện ngôn tình Việt Nam thể hiện sự gần gũi với con người Việt sẽ được đón nhận một cách nhiệt thành.

“Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo” của Nhóm 4.0 ra đời vào thời điểm ngôn tình Việt ở giai đoạn “chin tới”, dĩ nhiên sẽ được đón nhận; và đây tất nhiên phải xem là lợi thế bắt nguồn từ câu chuyện xu thế mà chúng ta đang bàn.

nang - lo - lem - va - chang - hoang - tu - beo

KHÔNG CẦN NỀ HÀ CHUYỆN MOTIF

Thật ra, motif Lọ Lem – Hoàng Tử là motif kinh điển của giới nghệ thuật, chứ không riêng gì văn chương. Và đã là kinh điển thì không sợ nhàm chán; bởi trong tiềm thức con người luôn có một khoảng mộng mơ, một góc thoát ly thực tế để đắm chìm với thế giới tưởng tượng, rời xa bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày. Thế nên, chuyện dẫn độc giả đi đến miền mộng mơ tìm thấy một bạch mã hoàng tử cho mình là một lựa chọn khôn ngoan của nhóm tác giả này.

Tuy nhiên, nếu để bàn sâu hơn về chuyện motif, thì có vẻ Nhóm 4.0 cũng dám thay đổi khá nhiều điều vốn đã cũ trong thể loại này. Ví như, tình huống mẹ nam chính đưa tiền, đề nghị nữ chính rời bỏ tình yêu ấy; theo lệ thường của ngôn tình, sẽ có diễn biến tâm lý phức tạp, sẽ có những đoạn dằng co dai dẳng, rồi nhân vật nữ sẽ rời đi chịu tủi nhục một mình. Còn ở “Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo” thì nữ chính lại đồng ý nhận tiền để có thể lo cho gia đình – một kiểu chấp nhận bán rẻ tình cảm được xử lý hoàn toàn logic và hợp lý.

Hoặc giả, thay vì cho nhân vật “chớp mắt thay đổi” thì ở câu chuyện này, tác giả đã tạo ra hẳn một diễn biến, một quá trình để nam chính lột xác từ một chàng béo tự ti thành một soái ca chính hiệu. Không cần quá cầu kỳ hay đào sâu, vẫn bằng những tiểu tiết nhẹ nhàng, dí dỏm, vui tươi, nhưng rõ ràng Nhóm 4.0 đã lồng ghép được khá nhiều kiến thức thật về luyện tập, chế độ ăn kiêng… dành cho người giảm cân. Cũng như những lần cố lột xác của nữ chính với ham muốn ngang hàng với người yêu trong giới thượng lưu cũng vậy. Nhóm 4.0 lột tả vài lần và lần nào nữ chính cũng… thất bại; để thấy rằng, đẳng cấp không phải chuyện ai cũng có thể học được ngay tức thì. Đây là điều không phải chưa từng có ở thể loại ngôn tình, nhưng rõ ràng, khi viết ngôn tình có đầu tư, không vẽ ra thế giới chỉ trong mơ mới có, nhóm tác giả này đang cố tình tạo ra dấu ấn riêng theo cách rất nghiêm túc nhưng không rời bỏ những cốt lõi của thể loại này.

KỂ CHO NGƯỜI ĐỌC NGHE CÂU CHUYỆN CỦA CHÍNH HỌ

Một câu chuyện tình đẹp như mơ với người yêu chung thủy, si tình, đặt trong bối cảnh rất thật, rất Việt Nam khiến độc giả dễ dàng chấp nhận đây là một câu chuyện có thật, chứ không phải chỉ viễn vông Hoàng Tử – Lọ Lem. Đây chính là nền tảng lớn tạo nên sự thành công lớn cho Nhóm 4.0 ở lần ra mắt tác phẩm này.

Và trên hết, nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, sẽ thấy rất rõ ràng một điều – không ai thích cha mẹ mình bị kể xấu cả. Thế nên, từ phần mở đầu, chúng ta đã bàn đến một khía cạnh khá hay ho, khá đặc biệt của “Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo” – không có nhóm nhân vật phản diện vẫn có thể tạo thành một câu chuyện với đầy đủ tình tiết hấp dẫn.

Nếu độc giả là một người lớn tuổi, nhìn vào nhân vật mẹ nam chính, dĩ nhiên sẽ tìm thấy mình trong đó – thương yêu con không điều kiện, đôi khi mù quáng, đôi khi đành phải bất nhẫn, nhưng đến cuối cùng sẽ chấp nhận mọi thứ, miễn con mình được hạnh phúc. Chính nhân vật này là người tạo ra cả tiền đề cho cả câu chuyện, thế nhưng bà hoàn toàn không thuộc nhóm phản diện; ngược lại, bà là một điển hình cho sự hy sinh của một người mẹ trong xã hội hiện đại hiện nay.

Hoặc nếu độc giả là người rơi vào hoàn cảnh đơn phương dành tình cảm cho một người, họ sẽ tìm thấy mình ở nữ phụ trong câu chuyện này – cố đấu tranh hết sức cho tình cảm của mình, nhưng khi biết chắc người kia không thể mở lòng, thì hãy chúc họ tìm được hạnh phúc đích thực. Chính vì đã tạo ra nhân vật nữ phụ “rất sáng” theo cách mới lạ – không tàn ác, không bất chấp giành giật – khiến cái kết của nhân vật này tuy mơ hồ theo kiểu bị bỏ quên lại dễ được chấp nhận.

Đây rõ ràng là một cách viết có tính toán kỹ lưỡng của Nhóm 4.0, nhằm tạo ra một câu chuyện gần gũi, thực tế, khiến nhiều nhóm độc giả có thể tìm thấy mình ở từng nhân vật. Điều này cũng có nghĩa, họ đang muốn mở rộng tệp độc giả cho thể loại ngôn tình – một suy nghĩ hoàn toàn hợp lý, vì bất kỳ lứa tuổi nào cũng vẫn có một khoảng riêng cho mộng mơ, cho những câu chuyện yêu thương đẹp đến hoàn hảo. Và rõ ràng, nếu ý định này thành công, thì không riêng gì Nhóm 4.0, mà tất cả những tác giả Việt theo đuổi ngôn tình đều có thể hy vọng đến một thành công rực rỡ hơn cho thể loại này.

 

Nhóm 4.0

=> Đọc thêm: Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo

Key liên quan:

  • https://nhom40 com/tu-nang-lo-lem-va-chang-hoang-tu-beo-cua-nhom-4-0-noi-chuyen-thanh-bai-cua-ngon-tinh-viet/
  • ngon tinh motif lo lem
Rating: 5.0/5. From 5 votes.
Please wait...