Phu nhân của Gia Cát Lượng và cách đối nhân xử thế

No votes yet.
Please wait...

Thu phục lòng người không chỉ bằng trí thông minh tài giỏi mà còn phải khéo léo trong cách đối nhân xử thế và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ cổ chí kim có biết bao nhiêu anh hùng kiệt xuất văn võ song toàn được người đời tôn kính. Vậy bí quyết của họ là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá nhé!

Bình sinh Khổng Tử có nói: “Khi đối xử với mọi người phải từ cái đạo lý làm người mà nói. Mục đích không phải là đối xử với mọi người cho tốt mà chính là để nâng cao cảnh giới của chính bản thân mình”.

Khổng Tử xem trọng Lễ, Nghĩa, Tốn và Tín là những phầm chất mà người quân tử phải mang theo. Việc đối nhân xử thế không pahri là hành vi bắt buộc của mỗi con người nhưng nó là cảnh giới cao nhất mà những kẻ học sĩ muốn hướng đến.

phu-nhan-gia-cat-luong
Phu nhân Gia Cát Lượng

Câu chuyện tiêu biểu nhất cho thấy việc đối nhân xử thế đã làm thay đổi con người, làm thay đổi tầm nhìn và đánh giá con người ở một phương diện hoàn thiện hơn, khách quan hơn và chân thực hơn.

Cả thế giới phải ngạc nhiên và tỏ ra kính phục tài năng của Gia Cát Lượng, ông liệu việc như thần, tiên đoán sự việc khó ai có thể so sánh được. Không giống những nho sĩ cùng thời, ai cũng năm thê bảy thiếp, nhưng Gia Cát Lượng lại chỉ có duy nhất một người vợ và điều đáng nói vợ ông là người có nhan sắc vô cùng bình thường thậm chí còn được ví như “ma chê quỷ hờn”.

Tương truyền vợ ông tên là Hoàng Nguyệt Anh là con gái của một văn nhân nổi tiếng Hoàng Thừa Ngạn ở Hà Nam. Hoàng Nguyệt Anh là một tài nữ tài năng nổi tiếng trong vùng nhưng nhan sắc lại vô cùng tầm thường. Theo lời kể, thì bà có dáng người thô, da đen, mặt nhiều tàn nhang, thậm chí còn có mấy nốt ruồi lớn trên mặt.

Vì mến tài và yêu đức hạnh của Hoàng Nguyệt Anh nên Gia Cát Lượng đã lấy bà làm vợ, hàng xóm trên dưới ai nấy cũng đều chê bai nhan sắc của bà. Nhưng chỉ đến khi, mọi người quan sát cách đối nhân xử thế và tài năng xuất chúng của Hoàng Nguyệt Anh mới tỏ ra cảm phục. Từ đó về sau bà được mọi người tôn trọng ngưỡng mộ.

Không chỉ dừng lại ở đó, Hoàng Nguyệt Anh còn được ca ngợi và tôn thờ như thánh mẫu trong việc tạo dựng nghề trồng dâu nuôi tằm, cấy hái và phát triển kinh tế tại địa phương. Bà được nhân dân dựng miếu thờ phụng, thắp nhang khói cho đến tận ngày nay vì công đức và cách đối nhân xử thế của bà.

Bởi vậy mới nói, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Hoàng Nguyệt Anh có thể dung mạo xấu xí, tầm thường nhưng đức hạnh và đối nhân xử thế của bà thì nhiều người phải thán phục ngưỡng mộ.

 

Hỏa Kỳ Lân

=> Đọc thêm:10 bài học cuộc sống ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

No votes yet.
Please wait...