[Review] Bão giông mới là cuộc đời: Tàn khốc mới là thanh xuân
|Balzac cũng từng nói: “Đau khổ là bước đệm của thiên tài, là gia tài đối với người có năng lực, còn đối với kẻ yếu lại là vực sâu thăm thẳm.”
Trong quyển sách “ Bão giông mới là cuộc đời” viết: Thông thường mọi người đều cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù riêng biệt, như nước với lửa không thể dung hoà. Nhưng có thể tìm ra hạnh phúc từ trong nỗi đau, nhìn rõ đau khổ tồn tại trong niềm vui, đó mới là bậc cao minh trí giả.
Người ta thường dùng những lời tốt đẹp để nói về thanh xuân, nói về tuổi trẻ. Thế nhưng sự thật thì tuổi trẻ lại vô cùng khắc nghiệt, bởi có những cái khổ mà bạn nhất định phải chịu. Hôm nay không khổ luyện học hành, về già nhất định sẽ phải hối hận. Trẻ tham thú ổn định, không muốn nỗ lực, thiếu dinh dưỡng tinh thần, thiếu kỹ năng nắm bắt. Tương lai ắt phải chịu cảnh trống trải và nghèo hèn.
Trong cuốn sách ebook Bão giông mới là cuộc đời cho người đọc một cái nhìn sự thật: Nhìn khắp thế gian không ai là không khổ, tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung càng không chuẩn bị kỹ lưỡng cho hiện tại càng dễ gặp những thất bại, những đắng cay trong tương lai. Ở nơi làm việc phải đối mặt với đủ kiểu cạnh tranh, về đến nhà phải đối diện với than phiền của người thân, bước ra cửa lại bực tức với việc tắc đường, thường ngày cũng có lúc tâm tình buồn bực vô cớ, có khi sức khoẻ có vấn đề hoặc cũng có lúc nhìn người khác đã thấy không vừa ý… Tôi thường nghĩ rằng: Sức mạnh mà Phật pháp mang lại cho tôi có đổi lấy bao nhiêu tiền bạc, danh vọng cũng không sánh được. Nếu không học Phật tôi cũng sẽ đối diện cuộc sống với tâm thế phàm tục, chắc chắn phải chịu vô vàn đau khổ.
Trưởng thành từ nỗi đau
Nỗ lực, chịu khổ bạn sẽ được tiến bộ về kỹ năng, mở rộng về tư duy, trưởng thành về tâm trí. Đây là những thứ có ý nghĩa quan trọng, không thể mua được bằng tiền. Chỉ có thể đánh đổi bằng sự nỗ lực và chịu khổ.
Nỗi đau có thể khiến người ta gục ngã và chùn bước, nhưng lại không biết rằng chính từ những nỗi đau, những thất bại chính là bước đệm giúp con người ta thành công hơn trong tương lai. Do đó khổ đau không phải là không có ích lợi, mấu chốt là bạn có thể tinh chế “dưỡng chất” từ nó hay không mà thôi ( trích Bão giông mới là cuộc đời).
Tôi từng đọc truyện ký về cuộc đời Marie Curie: Năm 19 tuổi, do bị ngăn cấm không được kết hôn với ý trung nhân, bà suýt nữa đã tự sát. Sau này bà quyết tâm biến nỗi bất hạnh đó thành động lực học tập nghiên cứu. Bà rời khỏi Ba Lan đến Đại học Paris nước Pháp, chuyên tâm nghiên cứu. Thời gian du học là quãng thời gian vô cùng khổ cực, mùa đông lạnh đến nỗi bà không thể ngủ nổi. Có lúc thời tiết quá khắc nghiệt, bà thậm chí phải lấy ghế chèn lên chăn để chống chọi lại cái lạnh thấu xương. Chính những năm tháng khốn khó ấy đã góp phần tạo nên sự nghiệp huy hoàng sau này của Marie Curie. Năm 1903, Marie Curie nhận giải Nobel Vật lý, năm 1911 giành được giải Nobel Hóa học. Một người phụ nữ nhỏ bé hai lần nhận giải Nobel thật hiếm có trong lịch sử. Lý do giúp bà đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến mối tình tan vỡ năm xưa cùng với những tháng ngày du học vất vả. Không có những khổ đau trước đây thì không thể nào có một Marie Curie tài năng xuất chúng sau này.
Bởi vậy, những ai đang cảm thấy bản thân lạc đường, cảm thấy chán nản vì cuộc sống áp lực, đôi khi thấy cuộc đời thật bất công với chính mình thì hãy đọc cuốn sách “ Bão giông mới là cuộc đời”, bởi khi đọc những cuốn sách này bạn cảm thấy những khó khăn, thử thách như là phép thử với cuộc đời của chính mình.
Đọc trọn cuốn sách ebook này tại đây: https://ebook.waka.vn/bao-giong-moi-la-cuoc-doi-khenpo-sodargye-bneKXW.html
Key liên quan:
- https://nhom40 com/review-bao-giong-moi-la-cuoc-doi-tan-khoc-moi-la-thanh-xuan/
- bài học trong bão giông mới là cuộc đời