[truyện dài] Chị và tình yêu quá lớn!

Rating: 5.0/5. From 2 votes.
Please wait...

1.

Tôi và Linh Lan ngồi cùng nhau ở dãy ghế chờ trước phòng sanh. Bàn tay Linh Lan nắm chặt tay tôi, chặt đến độ, chỉ là cái nắm tay mà khiến tôi cảm thấy ngạt thở. Bên trong kia, là chị! Cho tôi được cái quyền gọi chị là chị, dẫu, chị ít tuổi hơn tôi; dẫu, chị chỉ là người bạn thân lâu năm của Linh Lan – vợ tôi; và, dẫu, chị và tôi, hay chị và Linh Lan vợ tôi chẳng hề máu mủ, ruột rà… Tôi mong được cái quyền gọi chị một tiếng chị để thỏa hết cái nỗi ân nghĩa chị dành cho vợ chồng tôi; để tôi có thể khẳng định rằng, trước chị, tôi luôn bé nhỏ và mềm yếu… Điều đó có nghĩa rằng, chị quá mạnh mẽ, chị quá to lớn trước tôi – một thằng đàn ông đi qua ngót nửa đời mình, luôn ngẩng cao đầu kiêu ngạo với cái suy nghĩ: “Mình thành công, mình giàu có…”.

Liếp cửa phòng sanh ngăn chị và vợ chồng tôi bằng tấm kiếng mờ, có hoa văn là những bông mai li ti màu trắng đục. Bên trong kia, tôi và Linh Lan không thể nhìn thấy chị, không thể thấy rõ ràng chị đang nằm, đang đau đớn, quặt quại thế nào… Chặp chặp, chỉ thấy một bóng trắng lướt qua, đi lại, bưng bưng, bê bê.

Cả tôi, cả Linh Lan – vợ tôi – đều ngóng vào trong. Có lẽ, với Linh Lan hay với tôi, một tiếng rên siết của chị lúc này giống như một sự cứu rỗi to lớn! Không gì cả! Không một tiếng rên! Thậm chí một tiếng ư hử khe khẽ cũng không! Ngoài này, mọi thứ lặng im đến sởn người. Im lặng đến độ, tôi nghe rất rõ nhịp thình thịch của trái tim tôi và trái tim Linh Lan đập cùng một nhịp – ngày xưa là yêu thương, ngay lúc này là lo lắng, đợi chờ…

Oa… oa… oa…” – tiếng trẻ sơ sinh khóc những tiếng đầu đời chứng tỏ phổi nó đã bắt đầu đón nhận không khí. Bàn tay Linh Lan siết càng thêm chặt bàn tay tôi rắn rỏi. Chặt! Chặt khít! Ngộp thở đến nôn nao!…

***

Lần đầu tiên, khi Linh Lan siết chặt tay tôi…

Đó là sau khi Linh Lan đồng ý nhận lời làm người yêu của tôi chưa đầy 5 phút. Thật ra, tay Linh Lan đã nằm trong tay tôi từ trước đó, từ khi tôi bắt đầu thổ lộ tình cảm của mình dành cho Linh Lan từ rất lâu. Nhưng, lúc đó, nó – bàn tay gầy guộc của Linh Lan – chỉ ngoan ngoãn nằm trong bàn tay tôi, nhớp nháp, run rẩy… Ngay khi Linh Lan vừa gật đầu, ngay khi Linh Lan vừa đồng ý, điện thoại cầm tay của Linh Lan đổ chuông – tiếng chông đáng ghét phá vỡ giây phút lãng mạn nhất mà sau bao năm yêu thương thầm kín, tôi có quyền có được với Linh Lan. Linh Lan nhìn vào màn hình điện thoại đang chớp tắt, chớp tắt, mắt ánh lên một ánh nhìn lạ lẫm. Tôi lơ đãng nhìn quanh quất, cố để cho Linh Lan thoải mái tiếp điện thoại nhưng vẫn không dại gì rút bàn tay mình khỏi bàn tay Linh Lan. Bất thình lình, bàn tay Linh Lan siết chặt tay tôi, chặt đến ngột ngạt. Giọng Linh Lan đầy khắc khoải, lo âu: “Chị ở đâu? Giờ sao rồi?… Rồi! Rồi!… Ở đó đi, em tới liền!”. Cúp máy, Linh Lan quay qua tôi, nói trống không, kiểu ra lệnh (nhưng với tôi, nó ngọt ngào vô cùng): “Đi!”. Tôi lẽo đẽo chạy theo bước đi vội vã của Linh Lan phía trước, hình ảnh này, có lẽ, nó giống cái kiểu thằng con trai lõm bõm tập đi dí theo mẹ cho kịp với từng bước bươn bả của người lớn…

Linh Lan ùa vào phòng hậu phẫu, chưa thấy người thân thì nước mắt nước mũi đãn giàn giụa. Trắng toát một màu trùm cả gian phòng bệnh. Mùi cồn, mùi etilen xộc vào khứu giác của tôi, có mùi nào đó, đắng mặn, khắc khoải từ nước mắt Linh Lan hòa vào đó. Chị tỉnh bơ cười khi Linh Lan sà đến bên cạnh giường, tay lia lịa lắc cánh tay chị: “Chị sao rồi? Đi đứng kiểu gì mà té dữ vầy nè?”. Chị quay sang nhìn tôi, ánh mắt thoáng một màu không thể lý giải, chầm chậm quay lại Linh Lan, giọng rắn rỏi đến là bất ngờ với thằng đàn ông trong tôi: “Cái gì mà nước mắt ngắn, nước mắt dài vậy? Chị có sao đâu!”. Chị khe khẽ mỉm cười, vẫn có gì đó quá vững chãi trải ra trước tôi, trước Linh Lan, có thứ gì đó mơ hồ làm trái tim tôi rung động. Tôi lặng lẽ ra ngoài, để chị và Linh Lan tiện trò chuyện. Thơ thẩn ngồi ở dãy ghế đá sân bệnh viện, lòng tôi bất chợt cứ chông chênh nghĩ đến cái cười ban nãy của chị – buồn, mênh mông, sâu lắng nhưng đầy rắn rỏi…

chi-va-tinh-yeu-qua-lon1
Chị và tình yêu quá lớn

Linh Lan trở ra, bước đến cạnh tôi từ lúc nào, tôi không biết, bởi, tôi còn đang mơ hồ nghĩ về cái cười của người con gái ban nãy nằm trong kia – bạn của Linh Lan. “Anh! Mình về đi!” – giọng Linh Lan ngọt ngào theo nhịp bước từ tốn của nàng tiến về phía tôi. Tôi giật mình quay lại, cười gượng gạo: “Ủa, em ra rồi à? Sao không ở lại chơi với bạn thêm tí nữa?”. Linh Lan lắc đầu: “Chị không cho, biểu về… Tính chị vậy đó, em quen rồi nên cũng chẳng cãi làm gì!”. Tôi ừ một tiếng, không thêm gì nữa, sóng bước cùng Linh Lan tiến về phía cổng bệnh viện. Tôi ậm ờ chặp rồi mới có thể lên tiếng: “Chị ấy là bạn của em, sao anh không biết?”. Linh Lan vẫn đều đặn từng bước, vẫn từ tốn muôn thuở trong câu nói của mình: “Em chưa kể, chưa có dịp!”. “Vậy, giờ em kể anh nghe, được không? Về chị bạn của em ấy!” – tôi có vẻ khá hồ hởi với cái đề tài này. Hồ hởi xong thì lại nghĩ, sợ làm Linh Lan buồn, sợ Linh Lan sẽ hiểu lầm về mối quan tâm của tôi. Nhưng không! Linh Lan rất hào hứng, vẻ chừng như rất tự hào về người bạn mà Linh Lan gọi là chị kia: “Anh muốn nghe thật à? Ừ, vậy em sẽ kể!”…

Lần thứ hai, khi Linh Lan siết chặt tay tôi…

Đó là khi tôi ngồi sát cạnh Linh Lan trong quán nước, lúc Linh Lan kể về người bạn hơn tuổi của mình.

Em và chị quen nhau rất tình cờ. Hôm đó, em tan học, vừa dắt xe ra khỏi cổng trường thì bị hai gã choai choai lao xe đến, giựt cái giỏ xách em đang treo trên tay lái xe” – Linh Lan quay nhìn tôi, cười bằng mắt, ý rằng tự thấy xấu hổ vì sự bất cẩn của mình – “Chẳng biết chị từ đâu xuất hiện nữa. Chỉ biết là khi em đang hốt hoảng, giật mình, chỉ ú ớ được mấy chữ ‘cướp cướp’ thì chị đã dùng tay, đẩy mạnh tay lái chiếc xe đạp của chị về phía trước, chắn ngang đường chạy của hai tên cướp, làm cả hai tên ngã nhào… Bà con xúm vô bắt hai tên cướp, giành lại túi xách, đưa chị… và, chị đưa em!”.

Tôi nheo mắt, hỏi một câu quá đỗi ngu ngơ: “Thế là em và chị thành bạn của nhau sao?”. Linh Lan nhìn tôi, cười khúc khích: “Thì chị giúp em, em cũng phải mời chị đi uống nước cảm ơn chứ!”. Nói đến đó, Linh Lan nhìn tôi, đợi chờ. Tôi gật, thỏa mãn sự chờ đợi của nàng, chỉ đợi vậy, Linh Lan tiếp – một câu hoàn toàn trái ngược với dự đoán của tôi: “Nhưng… chị từ chối!”. “Vậy… rồi sao?” – tôi hỏi. Đôi mắt Linh Lan lim dim chìm vào mớ ký ức đẹp đẽ của tình bạn, mà chỉ lần đầu này nghe tôi đã biết, nó thiêng liêng với nàng biết bao: “Anh có tin vào duyên không? Em thì rất tin vào chuyện ấy! Sau khi từ chối, chị dựng chiếc xe đạp đã cong queo vì bị xe hai tên cướp cán qua dậy, dắt đi thẳng. Lúc đó, em chỉ biết nhìn theo, ới ới gọi, cốt để hỏi tên chị, nhưng chị không quay đầu lại. Em đoán, lúc ấy chị nghe, nhưng chị cố tình không quay đầu lại!”. Tôi lại hỏi: “Vậy, duyên của em và chị là gì?”. Linh Lan vẫn thả mình vào dòng suy tưởng: “Em được phân kiến tập tại công ty của chị. Chỉ là một buổi xin số liệu cho tiểu luận nên rất khó khăn với các công ty. Họ đâu có muốn chia sẻ thông tin cho mình, anh!” – tôi gật, Linh Lan tiếp: “Vừa thấy em, chị đã cười, nhưng không sởi lởi hay thân thiện gì đâu, cười hiền lành. Rồi chị bảo theo chị. Chị chỉ vẽ cho em từng chút một. Em hoàn thành buổi kiến tập của mình nhanh lắm! Và, em nhất định đòi chị phải đi ăn tối với em cho bằng được”. “Chị đồng ý chứ?” – tôi hỏi, Linh Lan cười, lại một câu không như những gì tôi nghĩ: “Không!”. Tôi ớ một tiếng, rồi xòa cười: “Có vẻ chị ấy dè chừng và khá lạnh lùng!”. Linh Lan gật, rồi lại lắc: “Ban đầu em cũng nghĩ vậy, nhưng thật ra không phải! Chị phải vội về chăm cho bà chị ốm nặng ở nhà nên không tiện ra ngoài cùng em”. “Làm sao em biết?” – tôi chờ đợi, không suy đoán nữa. Linh Lan khẽ thè lưỡi, rụt cổ lại: “Em… lén đi theo chị về. Nhìn thấy vậy, tự dưng, thấy thương, thấy quý chị vô cùng!”.

Sau đó, em rất hay lui tới thăm nom bà chị những lúc biết chị đang trong giờ làm. Khi biết chuyện em đến cơm cháo cho bà, chị chủ động tìm em, cảm ơn! Thế là, em với chị trở thành bạn của nhau!” – Linh Lan nhấp ngụm trà nóng, lúc nào nàng cũng uống trà nóng, tiếp – “Đến ngày bà chị mất, chị cô độc lắm. Bơ vơ, nhỏ bé và khổ đau. Nhưng, tuyệt nhiên, em không thấy chị khóc!” – câu này không ngoài dự đoán của tôi, dẫu, tôi không đoán nó, nhưng khi Linh Lan nói đến đám tang bà của chị, tự dưng tôi biết, chị sẽ không khóc, mà, cũng không hiểu vì sao tôi lại biết điều ấy.

Và, khi Linh Lan siết chặt tay tôi, chặt đến không còn kẽ hở giữa hai bàn tay của tôi và nàng, đó là khi nàng kể đến đoạn: “49 ngày của bà, chị trầm ngâm nhìn lên bàn thờ, thở ra một tiếng, rồi bảo với em ‘Vậy là xong Lan ạ! Chị không còn gì để bận tâm nữa rồi’… Chị khiến em thấy sợ!”. Trong cái siết tay ấy, còn có cả một phần run rẩy, sợ sệt có lẽ giống hệt với cảm giác của Linh Lan khi nghe câu nói kiểu buông xuôi của người bạn mình.

Tôi và Linh Lan đón chị về từ bệnh viện. Căn nhà chị tồi tàn trong con hẻm ngoằn ngoèo, sâu ngút ngát của khu ổ chuột lắm phiền toái, nhiều cảnh đời tréo nghoe. Chị giơ bàn tay gầy guộc nhưng lúc nào cũng cuồn cuộn một sức mạnh tiềm tàng đến là mãnh liệt, chỉ về chiếc ghê sofa cũ nát: “Ngồi đi!”. Tôi khẽ gật và dạ một tiếng. Chị quay lại, nhìn chòng chọc tôi sau tiếng dạ rất khẽ của tôi. Chị khiến tôi bối rối và thấy chùng lòng: “Đạt chắc không nhỏ hơn tôi. Không phải dạ thưa vậy đâu, kỳ cục lắm!”. Tôi cười nửa miệng, dẫu không có ý khinh miệt gì chị, nhưng, đó là cái kiểu cười muôn thuở của một thằng đàn ông thành đạt, giàu có không muốn tách nó ra khỏi mình: “Chị là bạn của Lan, em gọi vậy mới phải!”. Chị không nói gì thêm, tiến thẳng vào buồng. Tôi nghe tiếng chị dứt khoát vẳng ra: “Em về đi, để bạn đợi kìa. Chị có sao đâu!”. Và, tôi nghe tiếng Linh Lan cự nự rất dịu ngọt: “Em không về! Em nấu cháo chờ chị ăn xong em mới về!”. Lại giọng chị, cứng cỏi, cương quyết: “Làm như chị là con nít không bằng. Về đi! Mai rảnh thì tới!”. Sau câu nói ấy, có một khoảng lặng rất nhỏ, và tiếng chân Linh Lan tiến ra. Tôi vờ bâng quơ nhìn mấy bức tranh treo trên vách tường vôi xỉn màu, loang lổ. “Mình về, anh!” – Linh Lan bảo. Nói rồi, không đợi tôi kịp đứng dậy bước theo, Linh Lan bước thẳng ra phía cửa. Từ phía ánh sáng ấy, tôi thấy cánh tay của nàng đưa lên cao một tí, có lẽ, bàn tay nàng đang quệt vội giọt nước mắt tròn xoe.

Sau ngày chị xuất viện, tôi thường xuyên cùng Linh Lan ghé đến thăm chị. Khi gói cháo, lúc bát phở… Lần nào cũng chóng vánh. Lần nào cũng nhanh – nhanh đến độ tôi không bao giờ kịp nhìn thấy lần nữa cái nhìn mang hơi thở của sự xa lạ chị dành cho tôi. Chỉ là ghé qua. Chỉ vài câu thăm hỏi. Rồi một lần, rồi mọi lần, lần nào, cũng là câu chị bảo: “Về đi!”… Có lần, không hiểu, tôi hỏi Linh Lan: “Chị ấy, có vẻ không thích mình ghé chơi? Hay, chị ấy không thích anh?”… Đó là lần đầu tiên bàn tay Linh Lan tuột khỏi bàn tay tôi. Linh Lan quay sang tôi, không giấu giếm sự không đồng tình của mình: “Anh nói kỳ vậy? Chị ấy rất tốt với em, rất thương, rất quý em…”. Thấy Linh Lan giận, tôi bất chợt mềm nhũn, mất thăng bằng: “Không! Anh đâu có ý gì! Tại, lần nào ghé qua cũng nghe chị ấy bảo về…”. Linh Lan dừng lại, nhìn chằm chặp vào mắt tôi, nàng không nói năng gì nữa, bỏ đi tuốt. Tôi đuổi theo. Chỉ vài bước chân, mà, có một lần, tôi biết, khoảng cách giữa tôi và nàng đang xa xôi lắm!

2.

Khoảng thời gian yêu thương nồng nàn, cảm thông, chia sẻ và đầy tôn trọng kéo dài thêm chừng một năm, tôi hỏi cưới Linh Lan. Nàng bất thình lình òa khóc và rũ hẳn cơ thể nàng hôi hổi nóng – nóng đến bỏng rát – vào bờ vai tôi. Tôi không hiểu tại sao Linh Lan lại khóc, bởi, từ chối hay đồng ý đều chỉ là một cách giải quyết. Câu tôi cầu hôn cũng chỉ như tất cả những người đàn ông khác hỏi người yêu mình: “Làm vợ anh nhé!”. Cũng chỉ với hoa hồng và nhẫn đính hôn cùng với tấm chân tình của tôi, tôi không nghĩ nó quá cảm động hay quá kệch cỡm để Linh Lan phải khóc – những giọt nước mắt hoặc chảy vì sung sướng, hoặc chảy vì hờn tủi… Tôi lặng im, vỗ nhè nhẹ bàn tay mình vào vai Linh Lan, vuốt chầm chậm mái tóc nàng đang rũ buồn đổ xuống như cái ráng chiều hoạch đỏ chiều nay đang đổ xuống bóng tôi và bóng Linh Lan. Tôi để nàng khóc, bởi, nàng có cái quyền ấy. Hãy cứ khóc đi khi nước mắt còn có thể chảy cho những xúc cảm riêng tư của mình.

Mãi, cho đến khi chiều đi qua, nhường chỗ cho bước đêm, Linh Lan mới ngước lên, nhìn tôi, mắt hoe đỏ, đục ngầu: “Em xin lỗi! Em… em không thể!”. Mấy từ Linh Lan vừa nói như xoáy vào tim tôi. Tôi nghe mặn đắng dư vị của một giọt máu nào đó, sao nó chảy từ tim tôi mà có thể đi qua vị giác của tôi, đi qua tri giác của tôi thế này? Tôi quay hẳn sang Linh Lan, ôm hai tay vào vai nàng: “Tại sao vậy, Lan? Em không yêu anh sao?”. Linh Lan lại khóc, nàng nói trong nỗi nghẹn ngào: “Không! Không phải vậy!”. “Vậy thì tại sao hả em? Tại sao yêu nhau mà không thể cùng nhau đi đến cuối cùng của hạnh phúc?”. Linh Lan bật dậy lao đi, lao về phía bóng đêm đang nhập nhoạng đổ. Tôi với người chồm theo, rồi phịch người ngồi xuống lại chỗ cũ. Ừ, thôi thì cứ để nàng đi, cứ để nàng bỏ chạy khỏi tình yêu tôi dành cho nàng. Và, hãy cứ để tự tôi ngồi lại đây, một mình chiêm nghiệm về những gì đã qua, cố gắng tìm cho mình câu trả lời rằng tại sao Linh Lan lại phản ứng như vậy?

Tôi không thể lý giải được bất kỳ gì cả. Tôi vẫn tự đẩy mình vào hố sâu hun hút của những ngày tháng đau đớn – và, nếu không giấu giếm, thì rất tự ái – khi bị từ chối. Linh Lan tuyệt nhiên không trả lời bất kỳ lời nhắn gửi nào của tôi. Tất cả mọi thứ chìm hẳn vào câm lặng. Tôi hoang mang thật sự. Với tôi, trong tôi, Linh Lan là một thiên thần của niềm vui, một thiên sứ luôn mang nụ cười – dẫu có những khi nụ cười ấy chan trong nước mắt – nhưng nó luôn quá đẹp, quá thánh thiện và luôn mang đến cho những con người may mắn được nhận lấy nó cảm thấy đời còn có những thứ để con người ta có thể tin, có thể yêu…

Chị đến tìm tôi! Bất ngờ! Vẫn là một vẻ xa lạ, lạnh lùng, cứng cỏi. Hôm nay, còn có gì đó trong chị mà tôi chưa kịp gọi tên, chỉ biết rằng, nó rất khác mọi khi! “Ra ngoài uống ly nước, được chứ?” – chị nói, vẫn không bao giờ có đại từ nhân xưng. Tôi gật, bước theo chị ra ngoài – không hiểu sao, với Linh Lan tôi luôn phải theo sau, giờ, với bạn Linh Lan cũng vậy! Nghĩ, rồi lại cười mình đa mang, chỉ là bước chân trước sau mà tôi vẫn cứ nặng nề nó như tất cả mọi thứ trong cuộc sống mình…

Đạt gặp Lan chưa?” – chị hỏi, nhìn tôi không chớp mắt. Tôi đoán là chị biết rất rõ câu trả lời, vậy, chị hỏi để làm gì, nhỉ? Thấy tôi không phản ứng gì, chị cười lạt – kiểu cười nửa khinh bỉ, nửa ai oán, rất lạ lùng – tiếp: “Thương nó, Đạt có biết hết về nó?”. Tôi gật, nhanh, dứt khoát: “Dĩ nhiên là em phải biết chứ, chị!”. Lại cười lạt, chị nói, giọng mỏng như khói thuốc mà cứ chan chát như búa gõ vào lòng tôi: “Biết à? Đạt biết nó bệnh sao?”. Tôi hốt hoảng: “Lan bệnh gì, chị? Giờ Lan sao rồi?”. Chị nhìn tôi, con mắt nào đó của chị có chút nghi ngờ dành cho thằng đàn ông đối diện chị: “Lan bình thường!”. “Vậy sao chị lại nói Lan bệnh?” – tôi vẫn không nén được sự lo lắng của mình. “Lan nó bệnh lâu rồi, đâu phải giờ mới bệnh… Bệnh của nó, chẳng phải là cảm cúm, ho khan gì để mà một hai bữa thì mệt, một hai bữa thì khỏe…” – chị, lần đầu tiên kéo dài những từ chị nói. “Lan bị sao? Chị nói em biết đi!” – tôi khẩn khoản.

Chị châm thêm trà nóng vào tách – chị cũng có thói quen uống trà nóng như Linh Lan – nhấp một ngụm, rồi từ tốn đứng dậy, để rớt lại một câu nói nơi chỗ ban nãy chị vừa ngồi: “Có những chuyện, tôi không có quyền nói. Nếu Đạt thương Lan, hãy cố gắng hiểu!”. Và, chị về. Tôi ngồi lại. Tôi lại bị bỏ rơi. Tôi lại phải một mình để đối diện với những hoang mang, mệt mỏi vì những câu hỏi không tìm được câu trả lời nào cả.

Đêm đó, tôi ngủ mơ. Tôi mơ thấy chị đứng đó, nhìn tôi bằng cái nhìn nửa lạnh lùng, nửa miệt khinh. Tôi ú ớ trong giấc mơ, hỏi chị, hỏi mình, rằng, thằng tôi có cái gì mà chị phải khinh bỉ? Tôi có làm gì đáng để chị phải nghi ngờ? Và, trong cơn mơ ấy, khi tôi vẫn còn ngập ngụa trong cái cảm xúc của một con người muốn thoát ra, muốn chống lại với những gì tự bản thân không thể gọi tên, Linh Lan xuất hiện – đẹp đẽ, ngọt ngào, thanh cao. Nàng cũng nhìn tôi, cũng có gì đó rẫy rụa mơ hồ của một sự hoài nghi. Tôi cùng dậy, hét lớn: “Linh Lan!”. Đó là lần đầu tiên tôi thảng thốt giật mình bởi một giấc mơ không động. Đó là lần đầu tiên tôi vã mồ hôi chỉ vì cái nhìn của hai người phụ nữ – một thân thuộc, yêu thương, một xa lạ, lạnh lùng – trong giấc mơ không thể đặt tên. Đó là lần đầu tiên, tôi chong đèn nhìn đêm đợi trời sáng. Lan ơi, giờ em ở đâu?

Tôi tìm chị. Tôi làm chị ngạc nhiên – có lẽ! Chị nghỉ giữa buổi cùng tôi ra ngoài ngồi quán nước. Tôi biết mình đang tìm đến chị để nhờ vả – bởi chính tôi đã chuẩn bị từ trước khi bước chân đến đây – mà sao, lòng tôi vẫn cứ nôn nao bởi cảm giác sờ sợ khi đối diện trước người phụ nữ có vẻ không bao giờ có thể thân quen với tôi.

Tôi ngần ngừ chìa về phía chị chiếc phong bì trắng: “Chị chuyển cho Lan giùm em, được chứ?”. Chị nhìn vào chiếc phong bì trên bàn, trước mặt chị, rồi đẩy cái nhìn đấy, thẳng vào mắt tôi: “Cái gì trong đó?”. Tôi thẫn người trước câu hỏi của chị. Đôi khi, thấy chị quá dặt dè, quá cẩn thận trước từng mối quan hệ, từng lời nói. Giờ, chị lại thẳng thừng hỏi về một thứ riêng tư mà tôi tưởng chị sẽ lại bảo chị không nên biết, không nên nói, không nên hỏi như khi tôi bảo chị kể cho tôi nghe về Linh Lan. “Thư!” – tôi trổng không trả lời chị. “Ghi gì trong đó?” – chị vẫn thản nhiên hỏi, như thể đó là thứ nghiễm nhiên chị phải biết và phải được biết. Tôi thoáng bực dọc, rồi nhanh chóng dịu ngay. Có vẻ, những trải nghiệm cuộc đời đi qua để dựng cho mình cái vẻ ngoài hào nhoáng của một doanh nhân thành đạt khiến tôi thừa bản lãnh để bình tĩnh, để bóp méo xúc cảm của bản thân, để thỏa mãn với những “đối tác” trước mặt tôi… “Những gì mà em nghĩ, Linh Lan cần phải biết!” – chậm, đanh và đầy kiêu hãnh. Chị cười, gật: “Nếu Đạt đã chắc chắn rằng Đạt nói hết cho Lan hiểu những gì nó cần hiểu thì tôi cũng không còn gì phải lo”. Nói rồi, chị lại đứng dậy, lại bỏ về, lại để tôi lại một mình, chơ vơ với những cảm xúc rất thật, rất con người, nhưng cũng rất lạ lẫm trong tôi.

Tôi ngồi lại, một mình, tưởng tượng đến khi Linh Lan nhận được lá thư ấy, đọc những dòng ấy, phản ứng của Linh Lan sẽ như thế nào? “Linh Lan! Anh đã tìm kiếm em, không phải chỉ trong những ngày vừa rồi, mà anh đã tìm em suốt cả cuộc đời này. Em là người con gái đầu tiên, duy nhất anh yêu thương. Anh không lãng mạn, anh không biết nói những lời ngọt ngào, yêu thương, nhưng anh tin rằng em hiểu hết tình cảm anh dành cho em! Nếu vậy, Lan ơi, em hãy nghĩ lại, nếu những gì em làm, em nghĩ rằng xứng đáng với anh, và em thanh thản với những điều ấy, thì em cứ tiếp tục. Còn nếu, nghĩ lại, em thấy anh xứng đáng được ngồi cùng em, được chia sẻ với em, được cùng em đi tiếp, thì xin em, đừng để anh phải đợi chờ và tìm kiếm em trong vô vọng nữa!”… Có lẽ, Linh Lan sẽ khóc! Linh Lan hay khóc. Có lẽ, Linh Lan sẽ cười! Linh Lan hay cười.

Tôi nguẩy tay gọi tính tiền. Bất ngờ khi thấy chị đang dẫn Linh Lan tiến vào phía tôi đang ngồi – chỗ chị ngồi ban nãy. Linh Lan tuyệt không nhìn tôi, chỉ líu ríu ngồi xuống theo lời chị bảo. Tôi thấy đau rát lòng mình. Chẳng lẽ nào, tình yêu tôi dành cho nàng không đủ để nàng tìm tôi, để nàng cho tôi một cơ hội hiểu rõ những gì đã và đang xảy ra? Tất cả không bằng lời nói của người bạn lớn tuổi của nàng sao? Nhưng, thật tình mà nói, dẫu kiêu hãnh là thứ đã ăn sâu vào máu, nhưng, tôi không thể kiềm được nỗi hân hoan, vui mừng khi Linh Lan xuất hiện trước mặt tôi vào lúc này. Không! Nàng đến, là vì những gì tôi đã viết trong lá thư ấy! Nàng không đến vì người bạn gái hơn tuổi lạ lùng kia, bởi, nếu theo lời chị bạn ấy, thì nàng đã đến tìm tôi lâu rồi!

Tôi đang còn bận tự mình dối mình với những suy nghĩ không chắc đâu là đúng, đâu là sự thật. Chị lên tiếng, làm tôi chưng hửng thật sự: “Xin lỗi Đạt, tôi đọc rồi!” – chị thảy lá thư ban nãy tôi nhờ chị chuyển hộ cho Linh Lan xuống mặt bàn trước mặt tôi – “Nhưng, chừng ấy không thể đủ với Lan. Đạt tự nói thì tốt hơn!”. Nói rồi, cũng như mọi lần, chị quay lưng bỏ đi. Lần này có điều khác những lần trước, đó là, chị để rớt lại một câu cho Linh Lan: “Khi nào cần thì gọi chị, chị tới đón!”.

Rõ ràng là chị ấy không thích anh!” – tôi nói, cũng chẳng biết tại sao mà tới ngay lúc này, thái độ của chị vẫn ảnh hưởng quá lớn đến suy nghĩ, cảm xúc của tôi. Lẽ ra đây là lúc tôi phải dám gạt tất cả mọi thứ để hỏi Linh Lan cho rõ ngọn ngành mọi thứ, để tôi biết Linh Lan cần gì ở tôi, và để tôi chắc chắn với nàng rằng, tôi sẽ cho nàng tất cả những thứ ấy… Nhưng, thật tình mà nói, tôi không thể chịu đựng nổi cái kiểu nửa lạnh lùng, nửa khinh bỉ chị suốt đời dành cho tôi. Càng không thể chịu nổi cái kiểu người mà đi đọc trộm thư của người khác. Nếu đã vậy, thà trước đó chị đừng tỏ ra mình là người chừng mực, nhã nhặn làm gì… Rồi, lại thêm cái kiểu, tôi là người khiến chị phải ra sức bảo vệ Linh Lan hễ mỗi lần Linh Lan ở cạnh tôi. Gói lại, tôi không thể chịu nổi cách hành xử ấy!

Không phải vậy!” – giọng Linh Lan kéo tôi về thực tại, vẫn nhẹ nhàng, ngọt ngào như ngày xưa – “Chị ấy không ghét anh!”. “Không ghét mà cư xử vậy, ghét nữa thì đến mức nào?” – tôi bực dọc nghĩ về những gì tôi vẫn đang nghĩ, vẫn chưa thể thoát ra. “Chính chị ấy bảo em tìm anh. Chị ấy bảo em đọc thư anh, em không đọc, nên chị mới lấy ra đọc cho em nghe… Nhưng, đọc qua, chị không đọc cho em nghe nữa, cương quyết bảo em đến gặp anh…” – câu Linh Lan nói, đau đớn vô cùng. Nàng không muốn gặp tôi. Nàng không muốn đọc thư tôi. Nhưng, nó lại có một sức mạnh lạ lùng. Nó kéo tôi về thực tại. Nó khiến tôi cảm thấy mình đã quá trớn. Nó dạy tôi phải làm gì ngay lúc này. Tôi lia lịa xua tay: “Thôi, bỏ qua chuyện đó đi! Nói anh nghe, em có chuyện gì? Sao lại tránh mặt anh?”. Linh Lan cúi đầu, không nói, nước mắt long lanh nơi khóe. Tôi hốt hoảng: “Đừng! Anh xin em! Em đừng khóc! Có gì, từ từ nói anh nghe!”. Linh Lan vẫn lặng im. Và, khi nàng khẽ chớp rèm mi dài, rậm và cong vút của mình, một giọt hôi hổi, bỏng rát lăn nhè nhẹ xuống gờ má thanh tú của nàng. “Anh xin em, Lan! Nói anh nghe đi, có chuyện gì? Anh đã làm gì sai sao?” – giọng tôi khẩn khoản. Linh Lan lắc: “Không! Anh không có lỗi gì cả! Là… tại em!”. Tôi ngồi im, nhìn Linh Lan, chờ đợi. Linh Lan không thể tránh né tôi, không thể tránh né cái nhìn của tôi, không thể tránh né tình cảm của tôi. Nàng hít một hơi thật sâu, từ tốn: “Em… em không thể làm vợ của anh!”. Tôi ngơ ngác: “Tại sao?” – hỏi xong hai từ ấy, bất giác, tôi chùng lại, nghe trái tim mình siết một nhịp rất mạnh, đau, đau rát – “Anh không xứng với em, sao?”. Linh Lan òa khóc, khóc tức tưởi, nhịp vai rung lên từng hồi theo nhịp nấc: “Không! Là em! Là em không xứng với anh!”. “Sao em lại nói vậy, hả Lan? Em biết rõ tình cảm anh dành cho em mà! Không có bất gì ai hay thứ gì có thể làm nó thay đổi…” – tôi nói, đầy chân thành. Linh Lan lấy tay quệt nhanh ngang mắt, cả quyết: “Em không thể sinh con. Em không thể cho anh một gia đình hạnh phúc trọn vẹn! Anh tìm người khác đi!”. Dứt lời, Linh Lan bật dậy, ùa chạy đi…

Tôi lao theo, chộp mạnh tay nàng, kéo ngược trở lại. Có vẻ như tôi đã dùng hết sức dồn vào cánh tay mình, Linh Lan bị kéo ngược lại, đổ ập vào ngực tôi. “Anh cần có em! Anh cần có em!” – tôi chỉ nói được vậy, người cứ mềm đi vì tiếng khóc ri rỉ của nàng trong ngực mình. “Nhưng, em sợ em không thể sanh con cho anh!” – Linh Lan vẫn nói trong tiếng nấc. “Anh không cần! Nếu không có em thì có con cũng chả có nghĩa gì cả! Làm vợ anh nghe, Lan. Đừng bỏ anh!”. Và cứ vậy, tôi đứng đấy, ôm Linh Lan vào lòng, nhè nhẹ vuốt tóc của nàng rũ dài, buồn đau đớn. Tôi cố vỗ về nàng bằng tất cả những ngôn ngữ tôi có thể nghĩ được với cái đầu trống không của mình lúc này. Mãi, cho đến khi tôi bảo tôi và nàng sẽ đi bệnh viện, sẽ kiểm tra, sẽ tìm cách thì nàng mới ngoan ngoãn tựa hẳn vào ngực tôi, yên ổn… Tôi nhè nhẹ thở ra, cảm thấy mình may mắn quá! Nhìn ra khung kính quán café, tôi nhìn thấy chị. Chị thoáng bối rối khi bắt gặp cái nhìn của tôi. Gượng gạo, chị kéo một nụ cười sâu hun hút trên môi mình – vẻ chừng không còn sự khinh bỉ, nghi ngờ ở đó nữa – và, chị lặng lẽ quay đi…

3.

Đám cưới của tôi và Linh Lan diễn ra ấm cúng trong một nhà hàng nhỏ – Linh Lan không muốn phô trương, chỉ gửi thiệp mời vài người bạn thân và họ hàng hai bên gia đình. Chị đến sớm hơn mọi khách mời, vẫn với bộ vest công sở giản dị màu lông chuột – hình như chị chỉ có độc nhất một màu này cho quần áo của mình. Chị chìa cho Linh Lan bó hoa cô dâu toàn là hoa lan trắng, bó tròn, cẩn thận và đẹp đến mê mẩn lòng người: “Chị tự bó, không đẹp lắm, nhưng hy vọng em vui!”. Linh Lan rướm nước mắt: “Chị… lúc nào cũng lo cho em!”. Chị cười, lắc đầu nhè nhẹ: “Không được khóc! Có gì mà phải khóc!”. Chị quay sang tôi, vẫn cái nụ cười dài đến hun hút, mênh mông trên môi chị mà tôi vô tình thấy ở quán café ngày nọ: “Sống hạnh phúc nhé!”. Rồi, chị thản nhiên bước về chỗ ngồi dành cho khách, lặng im quan sát chúng tôi hạnh phúc sánh đôi nhau đi chào họ hàng, bạn bè. Mà sao, cái bước chân của chị lúc ấy, vẻ chừng như chơi vơi, vẻ chừng như khắc khoải? Lẽ nào, chị không thể một lần tin rằng, tôi có thể đem hạnh phúc đến cho Linh Lan, cho người con gái duy nhất tôi đã yêu bằng cả trái tim của mình? Mà, sao tất cả những gì liên quan đến chị – từ cái nhìn, cái cười, cái nhếch mép, đến bước đi – đều làm tôi phải nghĩ suy? Lẽ nào… lẽ nào… Không! Không phải vậy! Tuyệt đối không! Trái tim tôi chỉ có mỗi Linh Lan, tôi không thể và không bao giờ xao động trước bất kỳ người phụ nữ nào khác, đặc biệt là trước chị – bạn thân của Linh Lan, người luôn dành cho tôi một sự nghi ngờ, khinh miệt – thì càng không!

Chị đưa tôi và Linh Lan ra tận sân bay chuẩn bị cho chuyến trăng mật sau khi cưới. Tôi thấy ngột ngạt vô cùng với mối quan hệ giữa vợ mình và người đàn bà đầy bí ẩn ấy. Tôi tự nhủ, ít nhất, tôi với Linh Lan cũng phải có cái quyền riêng tư, cũng phải có lúc nào đó được ở riêng cùng nhau để có thể cùng nhau sẻ chia, hoạch định những thứ cho cuộc sống riêng tư của vợ chồng tôi chứ! Sao lúc nào chị cũng xuất hiện? “Lan giờ trưởng thành rồi! Lan giờ có em chăm sóc rồi, chị yên tâm nhé!” – tôi nói, cốt để vợ thấy vui vì sự thân thiện tôi dành cho bạn nàng, nhưng, câu tôi nói, nhằm thẳng vào chị, vào những hành động của chị, nó cứ kéo dài, dài, và dài mãi… Chị nhìn tôi, đối diện, thẳng thắn: “Tôi không nghi ngờ điều đó!”. Và, chị quay đi. Linh Lan nhìn tôi, quay nhìn theo dáng chị xa dần, gọi với theo: “Khi nào về, em nhắn chị ra đón em nhé!”. Chị quay đầu lại, nhìn Linh Lan, cười hiền từ, gật, và, chị đi khuất. Linh Lan vô tư quay sang nhìn tôi, cười bằng mắt: “Em thấy thanh bình khi ở bên chị”…

Việc đầu tiên Linh Lan lên kế hoạch sau tuần trăng mật mặn mà của chúng tôi là đi bệnh viện. Việc này, Linh Lan đã nhắc đi nhắc lại suốt cuộc rong chơi riêng tư trăng mật của hai đứa. Nó làm tôi cảm thấy khó chịu thật sự. Bởi, sau khi nghe Linh Lan bảo nàng không thể sinh con, tôi đã nghĩ rất nhiều điều, mà nói cho đúng, phải gọi chúng bằng hai từ “xằng bậy”. Rằng, nàng đã từng hư hỏng cùng ai đó, nàng đã từng bỏ đi một (hoặc một vài) hậu quả của quá khứ ấy khiến nàng không thể có con. Tôi yêu nàng và tôi chấp nhận tất cả quá khứ của nàng, bởi, chính quá khứ ấy mới làm nên được một con người dịu dàng, chân thành của nàng lúc này… Nhưng, trong đêm hân hoan đầu tiên giữa tôi và Linh Lan, tôi phát hiện ra, mình đã quá đê tiện trong cái suy nghĩ thẳng thừng, rạch ròi, sòng phẳng. Vệt tình yêu đêm ấy, Linh Lan không để lại trên chiếc ga giường, mà, nàng đã để lại trong trái tim tôi, trong tâm trí tôi… Điều đó, khiến tôi cảm thấy hoang mang về căn bệnh của Linh Lan mà chị đã từng nhắc đến – căn bệnh mà tuyệt nhiên tôi đã không hỏi đến, tôi chỉ gạt đi và hứa hẹn tìm cho nàng một lối ra – không biết nó là gì và nó ảnh hưởng đến nàng thế nào. Càng vậy, tôi càng cảm thất khó chịu – khó chịu vì bứt rứt, vì hoang mang lo sợ, và cả vì hổ thẹn với những suy nghĩ của mình trước đó – tôi không muốn nhắc đến chúng, bởi, thật sự, trong lòng tôi, trong cuộc đời tôi, có Linh Lan, với tôi đã là quá đủ!

Tôi sánh bước cùng Linh Lan – giờ, tôi không còn theo sau những bước đi như chạy của nàng nữa – đến phòng khám. Suốt buổi, tôi lén nhìn Linh Lan đến hàng nghìn lần, cố tìm được bất kỳ biểu hiện khác thường nào của nàng để gọi tên chúng, để có thể hiểu nàng đang nghĩ gì, đang cảm thấy gì, đang cần gì… và, như vậy, tôi hy vọng có thể tìm được cách để thỏa mãn cho nàng những điều ấy! Nhưng, một lần, hai lần… và, tất cả mọi lần, trước tôi, chỉ là một Linh Lan lặng lẽ đợi chờ và hy vọng – là những xúc cảm, những phản ứng rất đỗi bình thường và luôn nằm trong tầm kiểm soát của tôi. Ngay cả đến khi bác sĩ nói chuyện cùng chúng tôi về kết quả, Linh Lan vẫn giữ nguyên thái độ ban đầu của mình, chính điều này mới khiến tôi lo sợ hơn thảy. Tôi cứ tưởng Linh Lan sẽ khóc. Tôi cứ tưởng Linh Lan sẽ buồn và đau khổ lắm lắm. Không! Nàng chỉ lặng im cúi đầu. Tôi nán lại để nghe thêm vài câu riêng tư với vị bác sĩ quen của gia đình. Linh Lan hiểu ý, nàng dứt khoát bước ra trước, thậm chí không ngoái lại nhìn lấy một lần, có lẽ, nàng đã biết trước những gì bác sĩ sẽ nói với tôi, rằng “Vì sức khỏe của vợ anh, là bác sĩ, tôi phải thật lòng khuyên rằng đừng để cô ấy mang thai. Khả năng đậu thai không thấp, nhưng giữ được đứa bé là quá khó và nếu có sinh được em bé thì vợ anh cũng sẽ đối diện với rất nhiều nguy hiểm…”.

Đêm ấy, Linh Lan bảo tôi nàng muốn ở một mình. Tôi không biết nên nói gì với nàng lúc này, bởi, chính bản thân tôi cũng cần một khoảng riêng cho những xúc cảm mà tự tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, mình sẽ có. Trằn trọc mãi trên chiếc giường phòng khách, tôi lăn lộn với suy nghĩ, chẳng lẽ, suy thận lại nguy hiểm đến mức đó? Vậy mà tôi chưa từng biết. Ấy thế mà tôi cứ tưởng mình hiểu biết nhiều. Ấy thế mà tôi cứ tưởng mình tài năng, giỏi giang ghê gớm lắm. Ấy thế mà tôi cứ đinh ninh, tiền của mình có thể giải quyết được tất cả những vấn đề tôi đã, đang và sẽ phải đối diện trong cuộc sống… Tôi lại lăn lộn với một cảm xúc hoàn toàn lạ lẫm, khi chắc chắn biết rằng, tôi và Linh Lan giờ, sau này, mãi mãi sau này không thể nghĩ đến việc sinh một đứa con. Ngày hỏi cưới nàng, ngày cố giữ nàng, tôi đã nghĩ, có nàng là có tất cả. Có nàng rồi thì mọi thứ sẽ đầy đủ với cuộc đời mình. Và, con cái không bao giờ có thể làm lý do để tôi chấp nhận mất nàng… Vậy mà, chỉ sau hai tuần có vợ, đối diện với chuyện mình không dám nghĩ đến việc trở thành cha, lòng tôi bỗng trơ lạnh, cứng ngắt và trống rỗng đến lạ lùng…

Linh Lan thường xuyên ra ngoài gặp chị. Tôi biết! Và, tôi tôn trọng điều ấy. Vì, cho đến tận bây giờ, tôi đã có thể chấp nhận được cái sự thật – dẫu khi gọi tên nó, lòng tôi không tránh khỏi một nỗi hờn ghen trẻ con – rằng, người đem lại thanh bình cho Linh Lan là chị, chứ không phải chồng nàng – tôi. Sau mỗi cuộc hẹn gặp chị, Linh Lan trở về với cặp mắt đỏ ngầu, sưng húp. Có lẽ nàng đã khóc, khóc rất nhiều trước đó. Nhưng, đến khi quay trở về với tôi, nàng lại nói, lại cười, lại bình thản. Điều ấy khiến tôi thấy lòng mình bớt chông chênh. Và, có lúc nào đó, nghĩ đến, tôi cảm thấy mang ơn chị vô cùng.

Linh Lan kiễng chân ngóng vào cửa ra của khu sân bay quốc tế. Nàng háo hức gặp cha mẹ chồng như con trẻ háo hức mong quà bánh từ giỏ mẹ đi chợ về. Nàng bảo: “Không biết ba mẹ có thích em không?”. Tôi cười, siết chặt tay nàng: “Chắc chắn là ba mẹ sẽ yêu quý em! Chắc chắn ba mẹ sẽ vui mừng khi có cô con dâu đẹp như tiên…”. Cha tôi bình thản đứng nhìn mẹ tôi xum xít với con dâu, cười mãn nguyện. Mẹ tôi thậm chí chẳng buồn hỏi đến tôi lấy một câu, vồ đến chỗ Linh Lan, nói như sợ bị ai giành mất: “Chà, ba mẹ tệ quá, hả? Cưới tụi con mà không về được, để con thiệt thòi, đám cưới mà không có cha mẹ chồng…” – mẹ giơ cánh tay ra phía trước, đặt nhẹ nhàng vào bụng Linh Lan, hành động ấy khiến tôi giật mình đánh đụi và làm Linh Lan khựng lại đến vài giây – “Sao, cháu nội của mẹ ở đâu rồi? Nhanh nhanh ra cho ông bà còn ẵm!”.

Và cái đề tài nhanh nhanh có cháu nội được cha mẹ tôi bàn suốt cả ngày hôm đó, hôm sau đó, hôm sau nữa… và tận đến khi cha mẹ đi. Cứ mỗi lần vậy, tôi lại thấy Linh Lan giấu nước mắt bằng nụ cười gượng, bằng cách đứng lên tìm việc gì khác để làm, để tránh né. Cha ý nhị bảo mẹ đừng ép chúng tôi. Mẹ cứ tưởng Linh Lan thẹn nên càng nói nhiều, cốt để Linh Lan có thêm cơ hội mà trải lòng với gia đình chồng… Tôi chỉ biết khắc khoải với chính cảm giác rất riêng, rất đàn ông của mình. Tận đến khi mẹ nói câu cuối cùng trước khi vào phòng chờ để lên máy bay, tôi biết, Linh Lan cố gượng lại để không khụy xuống, bởi, chính tôi cũng phải gượng lại để đứng vững trên đôi chân của mình. “Nhanh nhanh mà đẻ con đó, nghe chưa? Hai đứa cứ lo làm hoài, không lo chuyện con cái là ba mẹ giận cả hai đó, nghe chưa?”…

Đêm đó, tôi mơ, một giấc mơ kinh hoàng về sự ra đi của Linh Lan trong mảng trời trắng toát. Trên tay tôi là đứa trẻ có gương mặt thiên thần của mẹ nó, của vợ tôi – Linh Lan. Vẳng bên tai tôi là câu Linh Lan nói sau khi tiễn cha mẹ đi: “Để cho em sinh con, nếu không thì anh tìm người khác sinh con cho anh đi!”. Tôi choàng tỉnh. Mồ hôi nhễ nhại. Linh Lan không còn ở đó, trên phần đệm cạnh bên tôi. Tôi nhìn quanh, vẳng tay nghe ngóng, giọng Linh Lan ngào nghẹn khe khẽ vọng sang từ phòng bên: “Em không sao… em nói thiệt mà! Tại… tại em nhớ chị nên gọi, vậy thôi!”…

Chị ào vào phòng làm việc của tôi. Tôi không biết tại sao mình không hề cảm thấy bất ngờ. Trái lại, lòng tôi bất chợt hồ hởi khi nhìn thấy bóng chị ập vào, nhanh như ánh xẹt của một tia sét giữa vần vũ trời bão giông. Lạnh lùng! Xa lạ! Và hôm nay còn có cả một sự bực dọc, phẫn tức! “Đạt bảo đạt yêu Lan. Đạt bảo Đạt lo cho nó. Đạt bảo Đạt sẽ chấp nhận mọi thứ… Giờ là vầy sao?” – giọng chị vẫn trầm đều, đầy nam tính. Tôi đứng dậy, rời khỏi ghế, tiến về bộ sofa dành cho khách mời, từ tốn: “Chị bình tĩnh! Chị ngồi đi!”. Chị hít một hơi thật sâu, có vẻ như chị đang cố nén cảm xúc của mình lại. Nhưng, không! Chị tiến đến phía bộ sofa tôi vừa ngồi, ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi, giọng đều đều, nhưng vẫn ngập tràn cảm xúc: “Trước khi Đạt và Lan cưới, tôi đã nói với Đạt về bệnh của Lan rồi! Đạt cũng đã có cơ hội hỏi nó… Nếu đã biết, nếu vẫn chấp nhận lấy nó, sao giờ lại nặng nề chuyện nó không thể sinh con?”. Tôi lắc đầu, tay run run rót tách trà nóng mời chị: “Em không có!”. Chị cười lạt: “Không có? Không có mà tối nào Lan cũng mất ngủ, tối nào cũng gọi điện cho tôi để khóc sao?”.

Tôi chưa kịp tìm đủ ngôn ngữ để trả lời câu hỏi vừa rồi của chị – thật ra không phải là trả lời, mà là cố giải thích – thì cửa phòng làm việc của tôi lại mở. Linh Lan bước vào. Dịu dàng! Thánh thiện! Thanh cao! Và hôm nay, còn có cả sự vài vỉ, van xin – dẫu nàng không hề nói ra những điều ấy! Tôi chùng lại. Chị chùng lại. Linh Lan nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh chị – đối diện tôi. Tôi không hiểu, tại sao nàng luôn chọn phía đối diện tôi để ở sát cạnh người bạn chênh tuổi ấy của nàng? Tôi không hiểu, tại sao nàng luôn đặt tôi vào một vị trí buộc phải là người đối diện với nàng mà không thể là người cùng nàng song hành trong cuộc sống?… Lại thế, lại là những suy tư trẻ con, đa mang bởi mối quan hệ giữa tôi – Linh Lan và chị… “Có phải, đêm qua anh bảo, mình sẽ xin con nuôi?” – Linh Lan nhìn tôi, chờ đợi. Tôi gật. Linh Lan cười, bí ẩn, quay sang nhìn chị: “Tụi em sẽ có con!”. Chị trừng mắt – lần đầu tiên tôi thấy, lần đầu tiên tôi biết, có một lần chị tỏ ra giận dữ trước Linh Lan – “Đừng có nói khùng điên với chị!”. Linh Lan đặt khẽ bàn tay nàng lên tay chị, từ tốn: “Em không sinh con được, nhưng… em và anh Đạt có thể nhờ người khác sinh con”. Cả tôi và chị đều bất ngờ trước câu Linh Lan nói. Chị bất ngờ, có lẽ vì chị đã không kịp nghĩ đến điều này – rằng, tôi có thừa tiền để có thể thuê một ai đó mang thai hộ tôi và Linh Lan, mang thai giọt máu của chúng tôi – mà chị chỉ chăm bẳm vào việc bảo vệ, che chở cho Linh Lan một cách mù quáng đến độ chỉ biết nặng nề với bất kỳ ai nung nấu suy nghĩ làm tổn thương Linh Lan. Tôi bất ngờ, bởi tôi đã từng nghĩ đến trường hợp này, nhưng tôi tuyệt nhiên không dám nói ra với Linh Lan, bởi, tôi sợ như vậy sẽ làm nàng tổn thương…

4.

Câu chuyện tiếp theo đây, tôi kể, một phần là sự thật, một phần là suy đoán. Sự thật nằm ở chỗ, có những thứ, tự tôi nhìn thấy, tự tôi cảm thấy, tự tôi trải qua. Suy đoán nằm ở chỗ, có những thứ, tôi đã dùng tất cả tư duy, dùng tất cả tình cảm, đặc biệt là sự kính trọng nhào lẫn với hồ nghi để tìm kiếm một câu trả lời…

Chị nhanh như cắt, nói ngay với tôi và Linh Lan, dẫu, chưa bất cứ ai mở lời với chị: “Được! Đạt và Lan vào bệnh viện làm thủ tục đi! Chị sẽ mang thai cho hai người!”. Tôi nghe toàn thể cảm xúc của mình – thật tình là tôi hoàn toàn không biết đó là tình cảm hay lý trí của mình – rúng động trước câu chị nói. Tình bạn, nó lớn đến mức đó sao? Đến mức mà chị không cần cân nhắc thử mình phải mệt mỏi như thế nào trong thời gian mang thai, thử mình phải xoay sở thế nào trong thời gian nằm sinh, thử mình phải đau đớn vật vã thế nào cho đợt vượt cạn, thử mình còn lại gì – mất đi gì… Chỉ cần biết rằng, đó là điều Linh Lan cần, đó là điều Linh Lan khát khao, thì chưa cần tôi hay Linh Lan mở lời, chị đã sẵn sàng nhận lấy?

Linh Lan cười, nửa ai oán đớn đau, nửa hờn tủi cay đắng: “Em không muốn thụ tinh nhân tạo!”. Cả tôi và chị chưng hửng trước câu Linh Lan vừa nói. Tôi hấp môi tính nói, nhưng chị đã nhanh hơn: “Lan à, sức khỏe của em…”. Linh Lan lắc, nhìn chị, van lơn: “Chị, chị có thương em không?”. Bất ngờ, chị bối rối. Chị cúi đầu xuống, và, lần đầu tiên, chị lí nhí trả lời: “Sao lại hỏi vậy? Lan biết là chị thương Lan mà!”. Linh Lan rươm rướm nước mắt, nàng nuốt nướt bọt khó khăn, tiếp: “Vậy, chị hãy làm mẹ đúng nghĩa của con em, được không chị?”. Cả tôi và chị choáng váng trước lời đề nghị của Linh Lan. Chị sững sờ nhìn Lan, không thể gật hay lắc. Tôi nạt lớn: “Lan, em nói gì vậy?”. Linh Lan vẫn nhìn chị, van xin, rồi quay sang tôi, cầu khẩn: “Đời em, chỉ có hai người quan trọng là chị và anh Đạt. Em… em chỉ biết rằng, nếu con em là con của chị, thì… thì…”. Cả ba lặng im, không ai nói thêm lời nào khác nữa. Chị ngào nghẹn đứng dậy, ra về. Linh Lan chạy theo, tựa mình vào liếp cửa, nhìn theo bóng chị, thổn thức. Tôi trơ ngồi lại trên chiếc sofa đắt tiền… Hoang lạnh!

Đêm đó, tôi mơ, giấc mơ không động, từ tốn trôi đi trên giọng Linh Lan đều đều: “Đừng từ chối em! Nếu em có bề gì, thì chị sẽ lo cho con mình, chị sẽ thương yêu nó, và, chị sẽ chăm sóc cho anh…”. Trong giấc mơ ấy, chị và cả Linh Lan cứ lặng im đứng nhìn về phía tôi, không nói. Trong giấc mơ ấy, tôi thấy Linh Lan cứ đăm mắt chờ đợi sự đồng tình của tôi. Và, trong giấc mơ ấy, lần đầu tiên, tôi thấy chị khóc… Tôi nửa tỉnh nửa mê, thều thào: “Không! Lan ơi! Anh không thể có lỗi với em!”. Phòng bên kia, giọng Linh Lan đều đều, nhẹ nhàng, van lơn phả vào điện thoại: “Đây không phải chuyện chia sẻ anh Đạt cho ai. Em biết em ích kỷ… Nhưng, chỉ có vậy em mới thấy yên ổn, em mới thấy mình bù đắp cho anh Đạt phần nào. Em xin chị…”…

Chị gọi, hẹn tôi đến khách sạn. Có hai dòng suy nghĩ trong tôi cứ cuộn tròn, vo cục, rồi bất thình lình vỡ òa, trộn lẫn vào nhau thành một mớ hỗn độn đầy sắc màu, đầy mùi vị. Một, là cảm giác giằng co giữa có lỗi với Linh Lan nếu tôi đồng ý quan hệ thể xác với một người phụ nữ khác; và chiều theo ý nàng để thỏa mãn cho nàng những khát khao được nuôi lớn từ nỗi đau mà nàng phải gánh chịu bấy lâu. Hai, là sự thắc mắc tại sao chị lại nhanh chóng đồng ý với đề nghị của Linh Lan đến vậy? Đến mức mà chị chủ động tìm tôi và hẹn tôi đến khách sạn để thực hiện cái hành vi mà gọi đúng nghĩa đen của bản năng là “lai giống”? Đau! Rát! Khắc khoải!… Đó là sự thật!

Chị ngồi đợi tôi ở khách sạn, trong căn phòng VIP đắt tiền đầy đủ tiện nghi, với – có lẽ – không ít hơn hai dòng suy nghĩ như tôi. Một, là trải rộng, rộng đến mênh mông tình bạn chị dành cho Linh Lan. Đó còn là tình yêu thương của một người chị dành cho đứa em gái kém may mắn của đời mình. Để có thể hy sinh tất cả cho Linh Lan. Để hy vọng Linh Lan có thể yên ổn sống trong cái hạnh phúc nửa mơ hồ, nửa vô vọng. Hai, là ngập ngụa những nghĩ suy đê hèn về phần tài sản tôi sẽ dành cho chị – phần tài sản mà cả đời có cố hết sức, chị cũng không thể kiếm được cho mình – khi chị đồng ý sinh con cho tôi và Linh Lan theo cái kiểu thực của đàn ông và đàn bà. Đó, có khác nào là sự bán thân và bán con cho những thứ mơ hoài chị cũng không thể có?… Đó là suy đoán!

Linh Lan nhìn theo bóng tôi khuất sau liếp cửa vừa sập lại. Nàng khóc! Bởi, Linh Lan rất hay khóc. Nàng cười! Bởi, Linh Lan của tôi rất hay cười. Và, có lẽ, như tôi, như chị, trong Linh Lan cũng có hai dòng cảm xúc nóng – lạnh trái ngược nhau cứ cuồn cuộn đổ về, giao nhau, vỡ òa, tạp lẫn. Một, là sự hy vọng về một đứa con được phôi thai từ hai con người mà nàng yêu thương nhất, tin tưởng nhất – tôi và chị. Lúc này, nàng sẽ nghĩ về cái tương lai sau đó, khi đứa con có khuôn mặt giống tôi và (có lẽ) tính tình giống chị lớn từng ngày trên tay nàng. Lúc đó, gia đình của tôi và nàng sẽ trọn vẹn hơn, sẽ ngập tràn trong tiếng cười của tôi và nàng lúc dong tai nghe tiếng con tôi khóc. Hai, là sự đau đớn của một người đàn bà, vì những thiệt thòi không muốn có và không thể làm khác đi, mà phải đem người đàn ông của mình đến, trải họ trên chiếc giường xa lạ, để họ chiếm đoạt một người đàn bà khác. Đây, có lẽ là cảm xúc ghê gớm nhất, đớn đau nhất khi phải chia sẻ người đàn ông của mình, chồng mình cho một người đàn bà khác mà không được đau đớn, mà không được hờn ghen… Mà, phải cố cười, cố hạnh phúc, cố thỏa thê… Đó cũng là suy đoán!

Tôi mở cửa phòng, Linh Lan dong mắt ra nhìn tôi. Đỏ ngầu, sưng húp! Vậy là, suy đoán của tôi về cảm giác của Linh Lan không sai. Tôi hấp háy môi, muốn nói với nàng vài điều nhưng nàng đã vội vàng tránh né: “Em mệt! Em ngủ trước đây! Anh ngủ phòng khách, được không?”. Tôi thở dài, bước ngược trở ra, khép khe khẽ cánh cửa lại. Chậm. Chậm đến độ tôi còn kịp nghe, bên trong kia, Linh Lan bật khóc…

Tôi thả người xuống chiếc đệm cóng lạnh của chiếc giường phòng khách, chẳng buồn cởi quần áo. Lòng hoang mang, tự hỏi, một nửa phần suy đoán về cảm xúc của Linh Lan – cái phần hạnh phúc khi nàng nghĩ về đứa con ấy – có đúng không? Hay chỉ phần đau đớn khi nghĩ đến phải chia sẻ tôi với người phụ nữ khác của nàng là đúng? Bởi, khi đến gặp chị ở phòng khách sạn, tôi đã cảm thấy xấu hổ, nhục nhã biết chừng nào, khi phát hiện ra những suy đoán về tiền mà chị nhắm đến hoàn toàn chỉ là mớ suy nghĩ tởm lợm, thực tế đến lạnh lùng của riêng tôi…

Chị ngồi đó, chơ vơ, nguyên vẹn trên chiếc giường phòng VIP khách sạn ba sao trải drap trắng tinh. Chị dong mắt ra nhìn về phía tôi vừa mở cửa phòng bước vào. Tôi hắt mạnh tiếng thở dài của mình vào liếp cửa đang sập đóng bởi chính bàn tay tôi. Sau cánh cửa vừa đóng ấy, chuyện gì đến sẽ phải đến. Tôi sẽ phải gạt bỏ cảm giác tội lỗi khi mình phản bội Linh Lan để cho nàng một đứa con. Khi đã tự mình ổn định xúc cảm của mình, tôi từ tốn quay vào, nhìn chị. Chị lúng túng thật sự khi bắt gặp cái nhìn của tôi. Chị cũng thở hắt ra. Và, hình như chị cũng đang tự mình ổn định cảm xúc cho mình. Chị chỉ tay về phía chiếc ghế đối diện nơi chiếc giường chị ngồi: “Ngồi đi, Đạt!”. Tôi gật, tiến đến chỗ chị chỉ, ngồi xuống, như một con rô-bốt được bấm nút điều khiển. Và cứ thế, tôi và chị, hai người cứ im lặng nhìn nhau, chả ai có thể lên tiếng phá vỡ sự im lặng ấy. Chừng một giờ đồng hồ sau, tôi ngượng ngập hỏi chị: “Mình… mình sẽ như vậy, hả chị”. Chị lặng thinh, đứng dậy, bước vào phòng tắm. Tôi nghe tiếng nước chảy xối xả. Có giọt nào đó lung linh vỡ òa từ mắt chị, sao mặn cả gian phòng tôi đang bơ vơ ngồi một mình.

Chị trở ra, trên người độc mỗi chiếc khăn tắm lớn, quấn từ ngực đổ xuống đến phần đùi non. Tôi nhìn chị. Không biết phải nói sao cho đúng cảm giác của mình. Dù gì cũng là đàn ông, đối diện với một người phụ nữ, mà chỉ cần một cái phất tay rất khẽ, thì sẽ trần trụi, nguyên sơ thuộc về mình, sao, tôi không thể cảm thấy rạo rực? Sao, tôi không hề có cảm giác hứng khởi? Tình yêu tôi dành cho Linh Lan lớn, lớn đến độ trọn vẹn. Nhưng, bản năng đàn ông trước một người đàn bà không còn rào cản với mình về tình dục, thì không thể có chỗ cho tình yêu (có lẽ thế)… Thế mà, trước chị, tôi vẫn trống không. Chị ngồi xuống giường, đúng chính xác chỗ ban nãy chị đã ngồi, trước khi chị vào phòng tắm. Nhìn tôi, chị thẻ thọt: “Đạt sang đây đi!”. Tôi gật, đứng dậy, bước sang, ngồi xuống cạnh chị… vẫn là một con rô-bốt làm theo nút điều khiển vô hình nào đấy. Tôi nghĩ đến Linh Lan. Tôi nghĩ đến nước mắt của nàng. Tôi nghĩ đến cái khát khao có một đứa con của nàng. Tôi nghĩ đến thái độ của nàng trước cha mẹ tôi. Tôi nghĩ về cha mẹ. Tôi nghĩ đến sự ngóng chờ có đứa cháu nội của cha mẹ… Tôi nén hơi thở của mình, khẽ khàng đưa bàn tay đặt lên gờ vai trần của chị. Tôi tưởng, chị sẽ run lên. Tôi tưởng chị sẽ hốt hoảng… Không! Chị bình thản đón nhận bàn tay tôi. Nhưng, chị lặng im – cái lặng im không chống đối nhưng không hề hưởng ứng. Giá mà, giá mà tôi có thể suy đoán, giá mà tôi có thể hiểu được phần nào đó – dù chỉ là một chút – suy nghĩ của chị, có lẽ tôi sẽ bớt cảm thấy khó chịu hơn. Nhưng, tuyệt nhiên, tôi không thể biết gì cả.

Cho đến khi, tôi không còn có thể ngần ngừ nữa. Bởi, nếu tôi còn ngần ngừ thêm chỉ một giây, chắc chắn, tôi sẽ đứng dậy ra về, sẽ mặc kệ khát khao của vợ mình… Tôi trờ bàn tay mình xuống mép khăn đang ơ hờ trên gờ ngực chị, khe khẽ tháo nó ra… Chị bật dậy, chiếc khăn chực rơi xuống. Chị chụp vội chiếc khăn, lao đến phía cửa sổ, nhìn ơ hờ ra ngoài. Giọng chị vẫn đều đặn, từ tốn và đầy nam tính: “Đạt về đi! Tôi không làm được đâu!”. “Nhưng… còn Linh Lan?” – tôi thật sự mang ơn chị vô cùng trước cách hành xử vừa rồi của chị, bởi, nếu chị ngồi lại, lặng im, không chống đối, không hưởng ứng như lúc đầu, tôi thật không biết phải làm sao, nhưng, tôi vẫn không thể không khắc khoải khi nghĩ về Linh Lan, về những giọt nước mắt của nàng. “Đạt cứ về đi! Tôi sẽ nói chuyện với Lan. Mình sẽ đi bệnh viện!” – chị dứt khoát. Tôi thở ra nhẹ nhõm: “Vâng, nếu vậy, em về trước!”. Chị ừ khẽ, không quay lại. Cho đến khi tôi vặn nấm đấm cửa, chị mới nói với theo: “Đạt” – tôi quay lại, đợi chờ, chị vẫn dong mắt ra ngoài cửa sổ – “Hứa với tôi là phải đối xử tốt với Lan, nghen!”. Tôi gật, dẫu, chị không quay lại, chị không nhìn thấy, nhưng tôi chắc chắn chị biết cái gật của tôi mang ý nghĩa về một sự chắc chắn cho những gì chị vừa nói. Chị lại ừ khẽ rồi lặng im tiễn tôi về…

Linh Lan đẩy cửa bước vào phòng khách. Tôi nhìn nàng, hàm ơn! Tôi thật sự biết ơn nàng vì đã tìm tôi lúc này, nếu không, tôi sẽ cứ bẫng hẫng với những thứ tôi không thể nào nói ra bằng lời, mà, có nói được, cũng chả biết nói cùng ai. Nhưng, câu đầu tiên Linh Lan nói, lại khiến tôi đau lòng vô cùng, đau đến độ, tôi ước gì, nàng đừng bước sang đây: “Anh à… Không phải một lần là có con được đâu… Anh cứ… cứ tiếp tục nhé!”. “Lan! Em làm ơn đi!” – tôi gắt. “Em… em chỉ nghĩ cho gia đình mình. Mình cần một đứa con, anh à!” – Linh Lan ấp úng, cố giấu nỗi niềm riêng rất đàn bà của mình. Tôi dịu lại: “Mình có thể đi bệnh viện mà em!”. Linh Lan lắc: “Không! Em không muốn! Em muốn con mình phải sinh ra một cách bình thường…”. Tôi như điên lên với câu nàng vừa nói: “Bình thường? Vậy khi nó được tạo ra bởi sự cay đắng của ba người, nó có bình thường không? Nó lớn lên trong sự dằn vặt của cha nó, nó có bình thường không? Em chỉ nghĩ cho em, còn anh, còn chị bạn em, em có nghĩ tới sao?”. Linh Lan trân trối nhìn tôi. Chưa từng với nàng tôi lớn tiếng. Chưa từng với nàng tôi cáu giận. Giờ, tôi lại khạc vào mặt nàng, rằng, nàng là kẻ ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân. Nàng lặng lẽ dợm chân, định bước ra ngoài. Tôi gọi giật lại: “Lan! Nghe anh nói!” – nàng quay lại, nhìn tôi – “Cả anh, cả chị bạn em, đều không thể!”. Linh Lan cau mày: “Ý anh là…”. Tôi gật: “Không phải ý, mà sự thật là cả anh và cả chị ấy đều không thể! Đừng bắt anh và chị ấy phải thế, được không em?”. Linh Lan ùa đến, đổ ập vào lòng tôi. Và, nàng khóc! Có lẽ, hoàn toàn, chúng – những giọt nước mắt ấy – đều chảy từ mặn mà yêu thương, và, có phần nào đó là hoan hỉ…

Tôi và Linh Lan chủ động tìm gặp chị. Bất ngờ! Thảng thốt! Chị gầy rọp đi, suy sụp và tiều tụy thấy rõ. Linh Lan ùa đến, nước mắt ngắn dài. Chị gắt khẽ, vẫn đầy yêu thương: “Làm vợ rồi, hễ ra là khóc, y chang con nít!”. “Tại em! Em xin lỗi chị! Em xin lỗi!” – Linh Lan quệt nước mắt, cười gượng gạo. “Khùng! Lỗi phải gì! Hiểu ra là tốt rồi! Quyết định đi bệnh viện, nghen!” – chị vuốt tóc Linh Lan, y hệt như tôi làm mỗi lần tình cảm trong tôi bừng lên mà tôi không thể nói. Tôi lại chạnh lòng. Tôi lại hoang mang. Và, tôi lại tự trách mình sao cứ đa đoan với những kiểu hành xử của chị…

Vị bác sĩ ngập ngừng thấy rõ, tôi và Linh Lang hoang mang thực sự trước thái độ của bà. Bà phồng má, thở hắt ra, khó khăn, hỏi: “Mọi người bàn tính kỹ chưa vậy?”. Tôi và Linh Lan cùng gật: “Dĩ nhiên ạ!” – Linh Lan lo lắng – “Có vấn đề gì sao, bác sĩ?”. Bác sĩ gật, thẳng thừng: “Cô ấy chưa từng quan hệ… Tôi chưa từng thấy ca mang thai hộ nào lại rơi vào tình trạng này…”. Tôi và Linh Lan bất ngờ đến há hốc.

Khi tôi và Linh Lan bước vào phòng chị đang nằm đợi kết quả xét nghiệm, chị và vị bác sĩ đang bàn bạc gì đó, tôi chỉ kịp nghe chị nói rất rạch ròi, rằng: “Tôi quyết rồi, bác sĩ cứ vậy mà làm, không bàn thêm nữa!”. Vị bác sĩ thở dài, bước ra. Hai đứa lắp bắp mãi mới nói được thắc mắc, à không, phải gọi là suy tư của mình mới phải. Chị cười sang sảng: “Làm mẹ rồi, trinh tiết tính vô làm gì?”… Và, cái sự “không tính vô” đó của chị là nỗi hàm ơn mà suốt đời tôi không thể nào quên, cũng như, nó là thứ để tôi giải thích được câu hỏi tự bấy lâu nay tôi vẫn tự hỏi, rằng, tại sao Linh Lan lại thấy thanh bình hơn khi ở cạnh chị chứ không phải là khi ở cạnh tôi?

Tôi và Linh Lan bảo chị dọn về ở cùng để tiện cho bọn tôi chăm sóc, nhưng chị gạt hẳn đi. Chị bảo, chị thích cái cảm giác thân thuộc trong căn nhà nghèo nàn, tuềnh toàng của chị. Chị bảo, chị không phải là trẻ con để phải tốn thời gian cho người khác chăm sóc… Và, chị vẫn lặng lẽ một mình với giọt máu của tôi và Linh Lan hàng ngày lớn dần trong cơ thể chị!

***

Phòng sanh vẫn trắng toát một màu. Vẫn những bóng người lấp lóa bên kia liếp cửa kính mờ, đi đi, lại lại. Vẫn không một tiếng rên siết nào, thậm chí một tiếng ư hử của chị cũng không. Tim tôi và tim Linh Lan chực vỡ òa. “Oa… oa… oa…” – và thế là, mọi thứ vỡ òa thật. Bàn tay Linh Lan vẫn siết chặt bàn tay tôi, chặt đến ngạt thở. Nàng bật khóc tức tưởi…

Vị bác sĩ lao ra khỏi phòng sanh, nói như hét: “Ai là người nhà của cô Diệp?”. Cả tôi và Linh Lan bật dậy, tiến đến. Vị bác sĩ hét vào mặt tôi: “Tại sao cô ấy hẹp van tim mà gia đình không báo? Cũng không thấy giấy của bác sĩ khám thai? Ai cho phép bệnh nhân hẹp van tim sinh thường?”…

Tất cả đã quá muộn! Chị đã quyết định đổi bệnh viện sinh vào phút cuối. Chị đã giấu nhẻm toàn bộ giấy tờ khám thai, tuyệt nhiên không ai đụng đến được chúng đến một lần, kể cả tôi và Linh Lan. Hai chúng tôi không còn thời gian màng đến những gì vị bác sĩ đang nói nữa. Cả hai lao vào phòng sanh. Chị nằm đó, xanh xao, nhễ nhại. Vừa thấy Linh Lan, chị đã nở một nụ cười rạng rỡ: “Con em… con gái. Đẹp lắm! Em thấy chưa?”. Linh Lan khóc đến quỵ xuống ngay bên hông giường chị. Chị lại gắt, đầy yêu thương: “Y chang con nít. Ra ngoài, lấy cho chị hộp sữa, được không? Chị đói quá!”. Linh Lan gật lia lịa, rồi lao đi, nàng không hiểu gì cả. Nàng chỉ tin rằng chị đang đói và thật sự cần một hộp sữa để vượt qua… Linh Lan vừa rời khỏi phòng, mặt chị cau lại, méo mó vì đau đớn. Tôi tiến đến bên chị, nắm chặt bàn tay chị đang vã mồ hôi vì cơn vật vã chị vừa đi qua. Chị siết chặt tay tôi bằng tất cả sức lực còn sót lại. Tôi bật khóc. Những giọt nước mắt đàn ông lần đầu tiên chảy, không cho cha mẹ tôi, không cho vợ tôi, không cho con tôi… chúng chảy cho chị, hoàn toàn cho chị: “Tại sao? Tại sao chị lại làm vậy?”. Chị nhìn tôi, cười nụ cười mênh mông và sâu hun hút: “Tôi và Đạt, cùng yêu một người. Nếu là tôi, Đạt cũng sẽ làm vậy thôi!”. Tôi chết sững trước những từ chị vừa nói… Tay chị nới lỏng dần, lỏng dần khỏi tay tôi. Tôi hốt hoảng chụp vội bàn tay chị. Chị dong ánh mắt cuối cùng về phía cửa phòng sanh, chờ đợi! Chị đợi Linh Lan và hộp sữa của nàng… Bàn tay chị tuột hẳn khỏi tay tôi. Lạnh toát! Hơi thở cuối cùng của chị trút về phía liếp cửa có tấm kính mờ. Linh Lan vẫn chưa trở lại. Nàng không kịp về để một lần đón nhận tình yêu chân thành, đầy hy sinh từ chị… Một dòng hôi hổi, thiêng liêng, trắng đục tứa ra từ gờ ngực trái của chị, ướt sẫm tấm áo bệnh viện dành cho sản phụ… Sữa!…

Nhóm 4.0

=> Đọc thêm truyện dài “Bay về phía bầu trời” của Nhóm 4.0

 

 

 

Rating: 5.0/5. From 2 votes.
Please wait...