“TÊN CỦA KẺ SÁT NHÂN” CỦA NHÓM 4.0 – NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ TỪ MỘT ĐỀ TÀI RẤT CŨ

No votes yet.
Please wait...

Tình yêu là đề tài lớn nhất – và cũng có thể hiểu là cũ nhất – của các tác phẩm văn chương. Cho dù có cùng bối cảnh không gian, thời gian; cho dù có cùng xuất phát điểm vị thế xã hội… hai con người gặp gỡ, yêu thương nhau rồi sẽ trải qua nhiều thứ rất khác nhau qua góc nhìn của các tác giả. Thế nên, câu chuyện tình yêu của các nhân vật trong những tác phẩm văn học luôn mang những điều mới mẻ, âu cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, với “Tên của kẻ sát nhân” của Nhóm 4.0, sự mới mẻ, khác lạ ấy nằm ở những thứ rất khác nữa…

Đầu tiên, sự mới lạ nằm ở thể loại. Dài vừa không phải là thể loại quá lạ trên văn đàn, chỉ là, không nhiều tác giả khai thác thể loại này. Nhưng, nói đến “dài vừa” thì mới chỉ là một mặt của thể loại, dựa trên định lượng số từ; mà văn chương, còn phải tính đến thể loại nội dung nữa. Nếu nói cốt lõi câu chuyện là tình yêu, thì phải nói đến văn phong – gãy, chắc, súc tích – và tiết tấu – nhanh, mạnh – hoàn toàn không giống ngôn tình. Thêm yếu tố xuyên không, cài cắm bằng truyền thuyết cổ điển về kiếp đời – luân hồi; đến cả những pha đánh đấm đủ nghệ thuật của dòng kiếm hiệp… Phải nói, rất khó để gọi tên chính xác cho tác phẩm này; và phải công nhận rằng, đây là một sự đan xen nhiều thể loại vào cùng một tác phẩm khá độc đáo.

ten-cua-ke-sat-nhan5
“Tên của kẻ sát nhân” – Ghen tuông nhiều kiếp

Tiếp đến, cách xây dựng nhân vật của tác giả trong tác phẩm này cũng rất lạ lùng. Không nhắc đến quá nhiều về thân phận nhân vật, chỉ sử dụng kỹ thuật mắt xích, tác giả đã có thể lột tả được toàn bộ tâm lý nhân vật một cách hoàn hảo. Không kể đến nữ chính – Vân Giang – và thứ chính – Sally và Bạch Vỹ, đến cả những nữ phụ như cô gái Digan, cô gái Trung Quốc… dù xuất hiện mỏng nhưng vẫn tạo ấn tượng riêng. Dĩ nhiên, lột tả được đặc trưng của nhân vật khi dùng ít từ ngữ chỉ được đánh giá cao về mặt kỹ thuật; còn nói đến độ lạ lùng thì phải kể đến khả năng mắt xích các nhân vật với nhau mà tác giả đã làm. Các cô gái vốn có cùng một mắt xích với nam chính, chứ không thật sự có mối liên hệ với nhau; nhưng tác giả tận dụng sự “liên quan mỏng manh” ấy để khiến họ phải trở thành hoặc đồng minh, hoặc đối kháng thì rõ ràng là một điều rất mới lạ trong văn chương.

Đặc sắc nhất, phải kể đến tầng nghĩa của câu chuyện. Từ đầu đã nói, đề tài của “Tên của kẻ sát nhân” hoàn toàn không mới – tình yêu; nhưng bằng cách lồng ghép sự ghen tuông vào, đặt ở bối cạnh rất kỳ lạ – xuyên không, nhiều kiếp đời, nhiều quốc gia… tác giả đã tạo ra câu chuyện mang những ý nghĩa sâu xa và đáng suy ngẫm về tình yêu, lòng tin, sự ghen tuông và cả việc xóa bỏ hận thù. Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến hình tượng chính của cả câu chuyện. Trong khi, những tác phẩm khác thường có hình tượng cốt lõi, chủ đạo là thứ hữu hình, thì ở đây, tác giả lại chọn một thứ khá mơ hồ – trí nhớ của nhân vật nam chính. Chính vì hình tượng này không thể rõ ràng gọi tên hay cầm nắm, nên tác giả cũng đưa cao trào xung đột lên theo một cách rất lạ, để đến được với cái kết không thể tốt hơn.

Ngôn từ đơn giản, dễ tiếp cận; văn phong súc tích, cùng giọng điệu tưng tửng; kết hợp bởi những điều mới lạ vừa nêu trên, thật sự, “Tên của kẻ sát nhân” là một tác phẩm đáng đọc – đáng đọc nhiều lần.

 

Swallow

=> Đọc full truyện “Tên của kẻ sát nhân”

 

 

 

 

 

No votes yet.
Please wait...