CẦN ĐỌC GÌ ĐỂ VIẾT VĂN?

Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...

Để viết hay thì cần phải đọc nhiều. Đó là điều hiển nhiên, mỗi tác giả khi cầm bút viết, khi đặt tay lên bàn phím gõ đều ý thức được chuyện, mình cần phải đọc những gì, trau dồi những gì trước khi viết.

CẦN ĐỌC GÌ ĐỂ VIẾT VĂN?
CẦN ĐỌC GÌ ĐỂ VIẾT VĂN?

Viết văn thì càng phải đọc nhiều hơn, hiểu nhiều hơn. Bởi lẽ văn học phản ánh hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, tâm trạng hay bản chất con người. Từ một nhân vật, hay một lĩnh vực bất kỳ trong đời sống đều có thể trở thành ý tưởng, đề tài của tác giả.

Theo mình, trước hết khi bắt đầu viết văn bạn nên chọn những cuốn sách thuộc thể loại văn học kinh điển. Trong đó có thể phân ra theo thể loại. Ví dụ như thể loại tình cảm kinh điển trong văn học thì có thể chọn: Kiêu hãnh và định kiến (Jane Austen), Đồi gió hú (Emily Bronte)… Thể loại tâm lý-chiến tranh thì Chuông nguyện hồn ai (Hemingway) là lựa chọn sáng suốt. Hay khi muốn đọc tiểu thuyết về chuyến phiêu lưu kỳ thú dành cho lứa tuổi thiếu niên thì có thể đọc Trên sa mạc và trong rừng thẳm (Henryk Sienkiewvicz)… Đây là những tác phẩm thuộc thể loại kinh điển, ra đời từ khá lâu và được đông đảo công chúng yêu thích qua các thời kỳ. Việc chọn đọc các tác phẩm này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong cách văn chương, đề tài gắn với từng thời kỳ, biến cố lịch sử…

Văn học luôn biến đổi qua từng thời kỳ, bởi lẽ nó gắn với những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội, phản ảnh qua từng lĩnh vực ngành nghề. Việc mở rộng thể loại (loại sách) đọc là một điều vô cùng cần thiết. Khi ấy, không chỉ bó hẹp trong sách về văn chương nữa mà rộng ra các lĩnh vực khác. Vì ít nhiều, khi theo đuổi một đề tài có liên quan tới một lĩnh vực nào đó thì bạn cần phải am hiểu, có đôi chút kiến thức về lĩnh vực đó. Ví dụ như bạn đang xây dựng một nhân vật yêu thích thiên văn học, hay cụ thể là một nhà thiên văn học yêu công việc quan sát bầu trời, sự chuyển động của các hành tinh… thì khi đó bạn cần phải tìm hiểu những cuốn sách về thiên văn học, tài liệu về thiên văn, bầu trời, hành tinh… Để từ đó làm cơ sở, nền tảng cho việc viết lách. Bởi lẽ, việc xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản đến chuyên sâu trong công việc viết lách là cực kỳ quan trọng đối với mỗi tác giả, nhà văn.

Có người từng nói, đọc nhiều không bằng chuyện đọc sâu. Không quan trọng bạn đọc được bao nhiêu cuốn sách mỗi ngày mà bạn hiểu được bao nhiêu trong đó. Vì kiến thức là bất tận, dung nạp cho mình một lượng kiến thức đủ, khi ấy bạn sẽ tự tin hơn trong việc cầm bút.

 

Nguyên Nguyên

=>>Đọc thêm:

https://nhom40.com/truyen-ngan-mat-ngu/

 

 

Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...