Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông

Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...

Quyển sách này là một nỗ lực dân tộc học mà phần trọng tâm trước tiên đặt vào kho tàng văn chương dân gian tộc người, nhất là ở những bài hát, sau đó, mở rộng phạm vi vào tìm hiểu các hệ thống chính trị miền núi.

Trong cuốn sáchNhững đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông” của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến, người đọc như được đi sâu vào thế giới văn hóa độc đáo của một tộc người trên lãnh thổ Việt Nam – bao gồm nhiều khía cạnh chưa từng xuất hiện trên các tạp chí hay bài báo chuyên sâu nào. Tuy nhiên, điều khiến tôi thực sự quan tâm ở đây lại là địa vị của người phụ nữ H’Mông. Họ giống như “bát nước đổ ra cửa” không đáng tính.

Cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”.

Cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”.

Nếu người Việt chịu ảnh hưởng của người Hán mà quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thì người H’Mông cũng có câu nói: “Hổ chết còn da, bò chết còn sừng, bố chết còn con trai” (Vương Duy Quang 2005). Theo cấu trúc văn hóa H’Mông, trẻ trai sinh ra nhau chôn ở cột chính, trẻ gái sinh ra nhau chôn nơi gầm giường. Khi một người H’Mông qua đời, thầy cúng hát bài Khúa kê, nhắc nhờ linh hồn về nơi chôn nhau như một ý thức triệt để về phận vị xã hội. Như vậy, vị thế xã hội nam nữ H’Mông đã được đặt cố định ngay từ khi sinh ra và đến chết đi vẫn được khẳng định trở lại.

Thực ra, việc phụ nữ bị phân biệt đối xử đã tồn tại rất lâu trong thời đại phong kiến với đầy rẫy tư duy cổ hủ và lạc hậu. Song ở tộc người nam quyền, điều này lại càng khủng khiếp hơn gấp trăm ngàn lần. Người phụ nữ khi lấy chồng, thì được coi như thứ “tài sản” của nhà chồng, chết cũng phải làm ma của nhà chồng. Thậm chí, hình ảnh những cô gái trẻ măng ngồi bên vệ đường, đợi chồng tỉnh rượu rồi đưa chồng về nhà chẳng phải là khoảnh khắc hiếm gặp ở một số vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,… – nơi người phụ nữ bị gả bán cho một gã đàn ông xa lạ chỉ vì gia đình họ “tham thúng xôi vò, tham con lợn béo, tham vò rượu tăm”.

 

nhung-dinh-nui-du-ca 1

Cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”.

Dân ca H’Mông có rất nhiều đoạn khắc họa sâu sắc nỗi khổ ải của kiếp làm dâu nhà người. Tôi không quy chụp việc bị gia đình gả bán là nguyên nhân chính dẫn tới sự đau khổ mà các cô gái H’Mông phải gánh chịu, bởi chính xã hội nam quyền cũng đè nặng rất nhiều tư tưởng được cho là phong tục, là lối sống mang đậm bản sắc dân tộc từ xa xưa lên thân phận con người.

“Bởi vì cha em tham con trâu mộng đuôi trắng

Vứt tuột em đi không cần ngắm chủ”.

(Bùi Lạc, Mạc Phi 1964)

Nghe xong đoạn thơ đó, tôi cảm giác trong tiềm thức của mình đang xuất hiện hình ảnh một cô gái với trang phục truyền thống của người H’Mông, lẻ lỏi ngồi trên vách đá chông chênh, xung quanh là tầng tầng lớp lớp mây phủ đục ngầu mà than vãn về số phận bi ai. Cái kiếp “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cứ xuất hiện thường trực giữa cuộc đời người phụ nữ H’Mông như một lẽ sống bất di bất dịch. Dĩ nhiên, những cuộc hôn nhân chóng vánh, thiếu tình yêu nhưu vậy thường có cái kết buồn: Nàng dâu thường phải nai lưng làm đủ mọi công việc nặng nhọc chẳng khác gì con trâu, con bò cày bừa ngoài nương rẫy; rồi muôn vàn cái thống khổ tột cùng cứ thi nhau đổ ập xuống thân hình bé nhỏ của họ:

“Con về nhà chồng chưa được bao ngày

Bà mẹ chồng thật ác, suốt ngày mắng mỏ

Con về nhà chồng chưa được mấy bữa

Bà mẹ chồng thật khắc nghiệt, suốt ngày chửi rủa

Anh lớn mắng con không biết làm ăn, không đáng em dâu

Em bé nhiếc con vụng về công việc, không đáng chị dâu

Thằng chồng ác, chân đá tay đánh

Thân con chẳng khác gì con trâu đám nhà người”.

(Doãn Thanh 1984)

Thiết nghĩ, người mẹ chồng đáng ra nên đồng cảm với con dâu mới, bởi chính bản thân họ đã từng trải qua kiếp sống lầm lũi như vậy, hoặc có con gái ruột – dĩ nhiên, sau này nó cũng trở thành con nhà người khác và cũng chịu cảnh ngộ tương tự. Nhưng không. Họ luôn dành những lời nói cay đắng, kèm theo cách đối xử nghiệt ngã cho đứa con dâu đáng thương. Nó giống như một phương thức để trút bỏ bao uất ức dồn nén trong lòng họ suốt hàng chục năm qua.

Cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”.

Cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”.

Theo lời của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến, thì những câu thơ trên đã nói hết lên cái tình thế khốn nạn của kiếp làm dâu của con gái H’Mông: “Chưa làm dâu chưa biết khổ, làm dâu ba năm mới nhớ bầu sữa mẹ” (Lê Trung Vũ 1994: 41). Nhưng trên hết của cái nền tổng thể khổ đau mà người gái H’Mông hiện lên như là ấn tượng chua chát, có một vấn đề đầy phức tạp chính là khối mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu truyền kiếp trong xã hội phụ hệ.

Và, nếu muốn bước sâu hơn vào thế giới văn hóa cũng như đời sống tâm hồn phong phú do người H’Mông dày công vun đắp, bạn nên dành thời gian đọc hiểu cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”. Đây thực sự là một tác phẩm rất đáng để đọc và suy ngẫm!

 

Nguyên An

=>>Đọc thêm:

https://nhom40.com/ai-cung-tung-co-mot-goc-khoc-nhu-the/

Key liên quan:

  • https://nhom40 com/nhung-dinh-nui-du-ca-mot-loi-tim-ve-ca-tinh-hmong/
Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...