VẺ ĐẸP TÂM HỒN QUA NHỮNG THƯỚC PHIM KINH ĐIỂN
|Vẻ đẹp tâm hồn là yếu tố tạo nên những nét đẹp chân chính trong cuộc sống của chúng ta. Thế nên mới có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Trong văn chương nghệ thuật hay trong điện ảnh những nét đẹp tâm hồn luôn luôn trở thành điểm nhấn nhá, một yếu tố quan trọng để làm nổi bật lên thông điệp của tác phẩm đó.
- A beautiful mind (Một tâm hồn đẹp-2001)
Abeautiful mind được coi là một trong những bộ phim xuất sắc của thế kỷ XXI. Bộ phim kể về cuộc đời của nhà toán học, nhà kinh tế học John Nash, người đã đoạt giải thưởng Nobel kinh tế năm 1994 cho công trình nghiên cứu về Lý thuyết trò chơi.
Cuộc đời của John Nash là một cuộc đời khổ đau, một cuộc đời, một nhân vật điển hình trong điện ảnh và văn chương. John Nash đã phải chống chọi lại căn bệnh tâm thần phân liệt dạng hoang tưởng hầu như suốt quãng đời của mình. Trong phim, những nhân vật mà ông tạo ra luôn quẩn quanh, ám ảnh tâm trí từng ngày, từng giờ.
Chứng hoang tưởng nặng dường như đã cướp đi một thiên tài khoa học. Nhưng không! John Nash bằng những nỗ lực phi thường của mình ông đã chấp nhận sống chung với căn bệnh này, như thể ông chia tâm trí mình ra làm hai thế giới và ông chấp nhận sống trong ranh giới đó. Một bên là chứng hoang tưởng cực độ, một bên là tình yêu với cuộc sống với khoa học.
Một vẻ đẹp tâm hồn dịu dàng, tinh tế được thể hiện qua những thước phim khơi gợi thứ xúc cảm mãnh liệt, về hình tượng một giáo sư luôn lầm lũi bước đi trong sự châm chọc của những sinh viên mà ông giảng dạy, để rồi cuối cùng, chính con người ấy đã bước lên bục vinh quang để nhận giải thưởng Nobel kinh tế danh giá.
Bộ phim đã giành được 4 giải thưởng oscar năm 2002.
Phim A beautiful mind
- American Beauty (Vẻ đẹp Mỹ – 1999)
Sự đẹp đẽ và ghê tởm, một bài báo nào đó đã nhắc như thế khi mở đầu bài viết về bộ phim này. Nhưng có lẽ, phần đẹp đẽ sẽ nhiều hơn, chẳng ai khi thể hiện sự nghiệt ngã trong cuộc sống mà thiếu đi sự lấp lánh của những vẻ đẹp tiềm ẩn cả.
American Beauty luôn mang vẻ đẹp đó, vẻ đẹp tâm hồn của con người khi luôn luôn đứng giữa ranh giới. Ranh giới của dục vọng và thuần khiết, danh giới của tham vọng và tình yêu.
Lester Burnham là một con người như thế, khi ông bị giam hãm, cầm tù bởi công việc, bởi gia đình của mình. Ông tha thiết yêu gia đình của mình, để rồi ông nhận lại được gì ngoài sự trách móc của vợ và sự thờ ơ của chính người con gái. Họ đã từng hạnh phúc. Họ đã từng vui vẻ. Họ đã từng chụp ảnh cùng nhau. Nhưng chính cái cuộc sống nghiệt ngã ngoài kia với vòng xoáy tiền bạc, danh vọng, địa vị trong xã hội Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI. Chính những thứ đó là tác nhân gây ra những bất hạnh kể trên, bất hạnh cho người đàn ông tên là Lester Burnham – người đàn ông luôn tôn thờ vẻ đẹp, yêu những giá trị cuộc sống.
Cái kết của phim gây ám ảnh cho người đọc khi Lester nằm chết gục dưới sàn nhà, một vũng máu. Nhưng người đàn ông ấy đã mỉm cười. Ông nói, khoảnh khắc khi cái chết đến với ông, loạt những dư ảnh đẹp đẽ đã trở lại, với vợ ông, với con gái, và cuộc sống đã từng của họ.
- Life is beautiful (Cuộc sống tươi đẹp – 1997)
Những tiếng cười ha hả, đầy hào sảng ở nửa đầu bộ phim, sự xúc động ám ảnh và thậm chí là sự sợ hãi, ghê tởm đến từ nửa sau của bộ phim Ý đầy tuyệt vời này.
Ta thấy những vẻ đẹp tâm hồn đầy trong trẻo, đầy tiếng cười qua những hành động của anh chàng Guido – một anh chàng người Do Thái thông minh và vui tính. Anh đã có một quãng đời hạnh phúc bên người vợ và người con trai kháu khỉnh của mình, để rồi khi chiến tranh xảy ra. Thứ bóng đen u ám phủ kín cả trời Âu vào giai đoạn năm 1941 đến năm 1945. Đó là chiến tranh Thế giới thứ 2. Guido gần như đã giành cả cuộc đời đầy hài – bi của mình để diễn một vai để đời để bảo vệ đứa con trai yêu quý của mình, khi cả gia đình anh bị đẩy vào trại tập trung của phát xít Đức. Lời nói dối vĩ đại – đó là những lời nói dối khởi nguồn từ sự yêu thương chân thành của một người cha dành cho đứa con trai của mình.
“Đó là câu chuyện của tôi… Là câu chuyện về sự hy sinh của cha tôi… Là món quà cha đã tặng tôi…”
- The Curious Case of Benjamin Button (Dị nhân Benjamin – 2014)
Một câu chuyện kỳ lạ, cách kể chuyện và đặt vấn đề kỳ lạ nhưng rốt cuộc đã gây nên những ám ảnh khuôn nguôi về cuộc đời của một con người bất hạnh Benjamin Button.
Sinh ra trong thân xác của một ông lão 80 tuổi nhưng lại mang vẻ đẹp tâm hồn của đứa trẻ sơ sinh. Một vòng tuần hoàn ngược, như hình tượng mở đầu bộ phim về chiếc đồng hồ quay ngược, nhà sáng chế nói rằng, con trai ông đã chết trong chiến trận và ông muốn quay ngược dòng thời gian lại thời điểm con trai mình đang sống. một biểu tượng tưởng nhớ về những người đã khuất hay hoài niệm những xúc cảm đẹp đẽ đã từng trải qua trong cuộc đời mỗi người.
Trong suốt cuộc đời của Benjamin anh đã trải qua những cảm giác cô độc, khi sinh ra trong thân xác của một ông già và chết đi trong thân xác của một đứa trẻ sơ sinh. Nhưng không vì thế mà anh chọn cách bi lụy hóa cuộc đời của mình. Anh đã sống, đã trải qua những cung bậc, thăng trầm cảm xúc trong cuộc đời, để rồi khi mất đi như một người bình thường, được tưởng nhớ, và biết đâu có người sẽ kể lại câu chuyện con anh về con người phi thường, một nghị lực phi thường.
Thông điệp nổi bật của bộ phim đó là về thời gian, rằng ta hãy trân quý tất cả những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất đời mình.
Nguyên Nguyên
=> Đọc thêm: Architecture 101 – Phim kinh điển Hàn Quốc về tuổi thanh xuân
https://nhom40.com/architecture-101-phim-kinh-dien-han-quoc-ve-tuoi-thanh-xuan/
Key liên quan:
- phim nhung tam hon đep
- ve dep tam hon