(truyện dài) Đời hoài | Chương 3                     

No votes yet.
Please wait...

***

Sáng sớm. Vẫn là cái lạnh tới thấu da thấu thịt của mùa đông, nhưng sự yên ắng của hôm qua đã tạm bị phá vỡ bởi tiếng hót líu lo của mấy chú chim nhỏ đang nô đùa trên các tán cây lớn. Thoáng mùi lá tươi non cũng bắt đầu phảng phất trong không khí, xen lẫn chút ngai ngái từ nước mưa đêm qua, thấm vào từng kẽ tường ẩm mốc.

Nhìn qua tấm song chắn cửa sổ bằng sắt, tôi thấy đám bụi trắng bị gió thổi thành vòng xoáy dưới nền đất đen nhẻm, còn đống lá rơi rụng hôm qua cũng lăn lóc tứ phía, tạo nên thứ âm thanh nghe lạo xà lạo xạo. Trời không u ám, mờ mờ tuyền một màu trăng trắng tựa như bị sương khói bao phủ.

Tôi tung chăn tỉnh dậy. Nhưng thay vì bước ngay xuống giường như thói quen muôn thuở, tôi lại cứ ngồi run cầm cập trong tấm chăn bông màu xanh da trời, có thêu một chùm hoa lưu ly xinh xắn. Nhìn sang phía đối diện, cái Vân vẫn nằm ngủ say sưa. Chỉ có thầy u tôi là dậy sớm nhất, họ đang lạch cạch pha ấm chè nóng bên cạnh hỏa lò bập bùng cháy.

Nghe tiếng động trong buồng, u tôi mới đặt chén nước xuống bàn, gọi với vào:

– Hai đứa dậy rồi à?

– Dạ, em Vân vẫn đương ngủ, u ạ!

U tiếp lời:

– Trường dậy rồi thì ra đánh răng, rửa mặt. Xong ra đây thầy u bảo chuyện. – u nói thêm. Này, lấy chăn của con đắp cho em, trời rét lắm. Mà bước khéo để em nó ngủ!

Tôi dạ một tiếng, rồi khẽ đem tấm chăn của mình sang đắp cho cái Vân. Xong xuôi, tôi mới đẩy nhẹ cửa, chậm rãi bước ra phía cái giếng nằm ở mãi góc sân, vớ lấy cái gáo dừa, múc đầy một gáo nước lành lạnh mà dội lên mặt. Cảm giác lạnh buốt khiến tôi hơi rùng mình, song cũng tỉnh hẳn người ra.

Vào nhà, u bảo tôi ngồi xuống, rồi rót luôn chén chè xanh mới hãm. Tôi cầm chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, thậm chí ghé sát mặt vào miệng chén đợi hơi nóng bốc lên. Vừa lúc đó, u mới bảo rằng:

– Nay thầy u lên đơn vị nhận công tác, xong còn xuống trường huyện làm thủ tục nhập học cho hai đứa. – u tôi căn dặn. Chốc nữa em dậy, hai anh em ra chợ mua ít đồ để trưa còn cơm nước. U thấy bảo chợ cũng gần đây thôi, chịu khó hỏi han đường, con ạ!

– Vâng. Thầy u cứ an tâm! Con với cái Vân lo được.

*

Xe ba gác tôii đón thầy u lên đơn vị. Tôi thấy cái Vân ngủ say quá nên cũng không nỡ gọi em dậy, đành lủi thủi tìm đường ra chợ một mình. Thực ra, chợ cũng chỉ cách nơi tôi sinh sống khoảng mấy trăm mét, nhưng đường xá lạ lẫm, tôi phải hỏi mất mấy người dân thì mới tôii được khu vực tưởng chừng như sầm uất này. Nhưng có lẽ, vì không phải ngày phiên mà chợ vắng tanh. Mấy cái quán được dựng bằng tre nứa nom chơ vơ lộng gió, mấy bà hàng thịt, hàng rau vừa phe phẩy quạt nan đuổi ruồi, vừa tán phét dăm ba câu chuyện phiếm. Chung quanh, hành đống rác bẩn rải nằm rải rác với lá đa rụng.

Trông thấy cảnh buồn tênh, tôi vội ghé vào một sạp hàng mua tạm mớ rau đay với đôi ba lạng thịt lợn về kho tàu, bởi em gái tôi rất thích cái hương vị ngòn ngọt, mằn mặn pha lẫn chút tiêu hạt thơm lừng của món ăn này. Nói mới nhớ, bà Xíu béo bán thịt – sở dĩ tôi gọi như vậy, là do nghe bà Tý bán rau ngồi cạnh gọi thế suốt ngày, cứ hay hỏi han xem tôi từ đâu đến vì “nom mày lạ lắm, chắc ở xa chuyển tôii”. Đấy, bà ấy cứ lắm chuyện nhưng được cái xởi lởi, tuyền cho tôi nhiều hơn mà vẫn lấy giá đúng số tiền tôi muốn mua. Bà còn dặn, sau cứ ra mua thì bà bán rẻ cho, mua ở chỗ khác nhìn ngơ ngác họ lại lừa cho thì khổ!

Tôi cảm ơn họ và nhanh chóng ra về.

*

Tôii cổng, tôi trông thấy cái Vân đang quét dọn sân vườn. Nó khoe đã tỉnh giấc từ lúc u bảo lát hai đứa đi chợ, song vì lạnh quá nên cứ vờ như chưa ngủ dậy. Nó đợi tôi rời khỏi thì mới gấp gọn chăn gối, làm mấy việc lặt vặt trong nhà.

Nghe đoạn, tôi lấy tay dúi nhẹ đầu em gái xuống, ra cái vẻ nghiêm nghị:

– Lần sau chết với anh!

Nó cười phá lên.

Sau đó, hai anh em tôi cùng nhau nấu cơm. Trong lúc cái Vân đnag mải miết nhặt rau, vo gạo, tôi chạy ù ra phía sau vườn lượm mấy cành cây khô về làm củi nhóm bếp. Củi ẩm nên mãi mới chịu cháy.

Ánh lửa hồng thấp thoáng. Một ánh lửa luôn giữ sự ấm áp vốn có suốt từ xuân sang đông, chất chứa bao kỉ niệm về một thời còn nhiều khốn khó nơi quê nhà. Tôi vẫn nhớ như in những ngày tháng thiếu dầu thiếu đèn, cứ tôii lúc nhóm bếp nấu cơm lại phải đem theo một nắm rơm hoặc nắm lá phi lao đi xin lửa. Rồi lúc sang nhà hàng xóm, xin được một cục than là cứ phải gói ghém tỉ mẩn vào trong nắm rơm, nắm lá phi lao ấy, vừa đi vừa thổi phù phù cho than khỏi nguội, đồng thời cũng canh chừng làm sao để than không biến thành ngọn lửa hừng hực trên tay.

Thấy tôi cứ nhìn làn khói bếp bắt đầu bốc cao, cày xe mắt, cái Vân mới quay sang hỏi rằng:

– Anh Trường ơi, nhìn khói bếp ngun ngút, em lại nhớ ngày xưa mình về nhà ngoại chơi. Nhưng giờ ngoại đi xa rồi… – mắt con bé ngân ngấn.

– Đừng buồn, em. Anh nghĩ ngoại vẫn luôn dõi theo anh em mình mà!

– Anh có nhớ không, đợt mình cùng ngoại nhóm bếp nấu cơm ấy. Mùa khô rồi lại mùa mưa, cứ mải miết như thế…

Con bé nói ngắt quãng, giọng lạc hẳn đi. Nhưng nó vẫn cố giữ bình tĩnh để kể lại cho tôi nghe mấy câu chuyện mà tôi tưởng đã trôi về dĩ vãng, từ hồi ngoại còn sống và dạy anh em tôi cách nhóm bếp, rồi ba bà cháu cùng ngồi ăn bữa cơm giản dị mà đậm tình yêu thương.

*

Cái đợt khô cháy vào mùa hè năm ấy, ngoại cứ phải che chắn xung quanh cái bếp thật kín, vì khi cơn gió Lào nơi miền Trung khắc nghiệt thổi qua là ngọn lửa đỏ rực cứ hết tạt bên này rồi lại bùng bên kia. Tôii lúc nấu nướng xong xuôi, ngoại toàn cầm gáo nước lạnh dội ngay vào bếp để dập tắt hết thứ tro than còn nhen nhóm.

Nhưng em thấy cực nhất vẫn là bận trái gió giở giờ, mưa bùng bão táp, cứ rả rích = suốt cả tuần, cả tháng. Căn bếp nhà ngoại khi ấy nhỏ xíu, chỉ chứa được một ít củi khô, còn đâu vẫn phải đặt ngoài trời, che chắn tạm bằng tấm tôn rách nát. Ngoại bảo, nhà nào ở đây cũng đều kiếm củi để dành trên giàn bếp từ trước mùa mưa, thế mà mưa chưa ngớt thì củi trên giàn đã hết nhẵn. Đợt đó anh mình phụ ngoại dựng đống củi ướt quanh cái bếp ấm nồng cho mau khô, ấy vậy nó chỉ khô lớp vỏ bên ngoài chứ bên trong thì mưa đã thấm đẫm. Nhà mình, rồi nhà người ta nữa, chẳng khác gì như được hun khói. Thứ mùi quê mùa ấy cứ dập dờn theo cơn gió mùa đông lạnh buốt, lan tỏa khắp không gian. Cả xóm, cả làng, cả miền quê của ngoại thấp thoáng một màu khói bàng bạc quen thuộc, anh nhỉ?

 

Em còn nhớ những ngày cuối đông nữa, ở quê ngoại cứ gọi là những ngày hăm tết. Em, anh và ngoại ngồi bên bếp lửa, đem từng khúc củi ướt hong khô, xong mới dùng ống thổi, nghe tiếng xèo xèo của củi ướt cháy. Ba bà cháu nước mắt cứ giàn giụa nước mắt vì khói hun cay xè, song vẫn cố canh nốt chờ nồi bánh chưng chín tôii.

Giờ có ngồi bên bếp củi, em cũng thấy mọi thứ quá xa xăm rồi…

*

Câu chuyện của cái Vân vừa kết thúc, cũng là lúc khói bếp bắt đầu bốc cao, cày xe khóe mắt. Tôi cố ý bảo nó vào lấy tấm vải lót để bắc nồi cơm xuống. Tôi muốn nó tạm thời quên đi những hoài niệm đã qua, vì không muốn nó phải suy nghĩ quá nhiều.

Chừng nửa tiếng sau, thầy u tôi đi công chuyện mới về.

Hai anh em vội bưng ngay mâm cơm nóng hổi lên nhà chính, mời thầy u dùng bữa. Hôm nay nom thầy u tươi tỉnh hơn hẳn, u còn gắp thức ăn cho thầy nữa. Chắc thầy u làm lành thật rồi – tôi chợt nghĩ, miệng khẽ nở nụ cười.

Đương lúc đó, thầy cũng đặt đũa ngay ngắn trên miệng bát.

– Chiều nay thầy u gọi thợ đến sửa nhà. Mai là có nhà đẹp để ở rồi!

Tôi với cái Vân hào hứng lắm. Nó còn nhanh nhảu hỏi thêm:

– À thầy ơi, bao giờ con với anh Trường được đi học lại ạ?

– Con không nhắc, thầy u lại quên khuấy đi. – thầy nói tiếp. Chờ hoàn tất giấy tờ là các con có thể tôii trường.

U tôi cũng chêm vào:

– Học chậm hơn các bạn cả tháng, các con phải cố gắng nhiều hơn. Cố mà học, đừng phụ công thầy u.

Chúng tôi đồng thanh dạ một tiếng, rồi tiếp tục dùng bữa.

Trưa nay, đã có vài giọt nắng vương vãi bên thềm nhà. Đúng là sau cơn mưa, trời ắt lại hửng sáng.

*

Đầu giờ chiều. Ngoài cổng nhà nghe tiếng bốc xếp gạch ầm ĩ, lại thêm tiếng dép bước vội vàng. Bấy giờ, u tôi mới từ trong nhà đi ra, chưa kịp cất tiếng hỏi thì một thanh niên trẻ với dáng người mảnh khảnh đã nhanh nhẹn nói:

– Dạ, thưa bác! Sáng nay bác có hẹn chú Lý cháu, nên chú sai chúng cháu tôii đây sửa lại ngôi nhà ạ.

 

– À đúng rồi. Bảo mọi người mang đồ vào đi cháu, cứ tự nhiên nhé! – u nói. Gớm, nhà tôi mới chuyển đến nên còn lộn xộn quá, may nhờ được anh Lý cho thợ tôii sửa luôn, chứ để lâu thế này xem chừng không ổn.

 

Vừa dứt câu, u chạy ngay vào trong nhà, pha ấm chè nóng mời đội thợ xây uống. Còn thầy cứ giục hai anh em tôi đi chợ, chuẩn bị đồ nấu cơm cho cả họ nữa. Tôi nhìn qua chắc cũng chừng bảy, tám người.

 

Chợ vẫn vắng như thế. Bà Xíu béo bán thịt trông thấy anh em tôi đang đi từ đầu chợ vào, đã liên mồm với lấy bằng chất giọng chua như chanh vắt:

– Này, đi với em gái đấy à? Mua bao nhiêu vào đây tao bán rẻ cho. – bà xởi lởi nói.

Tôi với cái Vân ghé vào sạp, mua gần một cân thịt ba chỉ. Bà Xíu vừa luôn tay thái thịt thành từng miếng mỏng, vừa hỏi chuyện vu vơ. Tôi cũng đáp lại cho có. Mà đấy, bữa nay mua nửa chừng, ấy thế bà còn bỏ thêm vài miếng thịt vụn vào.

– Khuyến mại thêm nhé! Tròn một cân!

Tôi vui vẻ gật đầu, cảm ơn bà Xíu béo, kèm theo đó là lời hứa hẹn sẽ còn quay lại mua nhiều lần nữa. Xong xuôi, anh em tôi liền ghé sang sạp rau, mua vài mớ mồng tơi về nấu canh. Tuy là rau chợ chiều, nhưng nom vẫn tươi mơn mởn, chắc được người bán tưới nước thường xuyên. – tôi nghĩ bụng.

Còn cái Vân, sau khi liếc nhìn qua mọi thứ thì mới khẽ thì thầm vào tai tôi:

– Chẳng bù cho mấy bà bán hàng ở chợ quê mình, rau chiều cứ héo rũ ra, anh nhỉ? – nó che miệng cười.

Chúng tôi ra về. Trên đường làng vắng tanh, nó vừa nhảy chân sáo, vừa lẩm nhẩm mấy câu ca quen thuộc. Sự im ắng thường thấy cũng tạm thời bị phá vỡ, nhưng ngoài giọng hát lanh lảnh, trong trẻo của cái Vân, thì chung quanh chỉ có độc tiếng bước chân vội vã của hai đứa.

Mọi thứ đều nhuốm một màu buồn man mác.

*

Nấu xong xuôi bữa cơm, tôi đặt mấy cái xoong nồi lỉnh kỉnh ở ngoài sân, lấy chiếc lồng bàn màu đỏ đậy lại. Nhìn vào trong nhà, nhóm thợ xây vẫn mải miết với công việc sữa chữa nhà cửa của mình. Còn thầy u tôi cứ ra ra vào vào, phụ giúp họ mấy thứ lặt vặt cho sớm xong xuôi hết.

Lúc đó, hai đứa trẻ chúng tôi ở lại cũng chỉ vướng tay, vướng chân mọi người. Đồ đạc thì lộn xộn mỗi nơi một thứ, chẳng kiếm nổi một góc nào để ngồi nói chuyện.

Thấy vậy, tôi mới quay sang bảo thầy u:

– Con với em Vân ra ngoài kia đi dạo một chút được không ạ? – tôi vừa nói, vừa lấy tay phủi mấy hạt bụi trắng bay trước mặt.

– Thế cũng được, chứ hai đứa ở đây cũng có làm gì đâu. Mà, đi sớm về sớm còn ăn tối. – u nghiêm giọng. Cơm nước nấu xong đậy cho cẩn thận, không xi măng dính vào lại đổ hết đi. Phí của giời!

– U yên tâm, con đậy cẩn thận lắm rồi. Vậy xin phép thầy u, chúng con đi!

Tôi kéo tay cái Vân ra ngoài cổng. Trông nó cũng háo hức lắm.

Tôi mới hỏi:

– Hay mình ra xem ruộng bậc thang nhé. Anh thấy đẹp lắm, Vân ạ!

Cái Vân gật đầu. Đôi chân nó thoăn thoắt bước theo tôi.

*

Chúng tôi nghe thấy tiếng sáo thổi vi vu. Tiếng sáo trong veo, hoà nhịp với tiếng sáo diều vang lên từ phía xa, theo gió đưa vào tận con đường làng nhỏ hẹp, réo rắt và chơi vơi. Tôi với cái Vân tạm ngưng mấy câu chuyện vu vơ, lắng tai thưởng thức tiếng nhạc êm dịu ấy. Chúng tôi như bị cám dỗ bởi nó, cứ bước đi như những kẻ vô hồn giữa buổi man mác của vùng quê mộc mạc để tìm tôii nơi phát ra thứ âm thanh chứa đầy cảm xúc này: tôi cảm giác, nó có thể khiến mấy gã đàn ông mang bộ mặt nghiêm nghị dần dãn ra, và làm các cô thiếu nữ tuổi trăng tròn bỗng nhiên mơ màng hẳn, dừng hẳn đôi bàn tay thoăn thoắt đang cầm kim chỉ thêu thùa, hay trên tấm khung cửi dệt lụa tơ tằm.

 

Tiếng sáo ngày một gần hơn. Nó đưa chúng tôi đến một cung ruộng bậc thang nằm ở lưng chừng núi, nom nhấp nhô như những gợn sóng dập dềnh trong làn gió chiều hôm. Cũng đương độ chín tôii, nên màu xanh của mạ non cũng bắt đầu chuyển dần sang sắc vàng rực rỡ, óng ả tựa hũ mật ngọt ngào.

Hướng ánh nhìn ra xa, tôi trông thấy một bóng người đang thấp thoáng đằng sau mấy bông lúa trổ đòng. Men theo triền đất hẹp, tôi với cái Vân mới bước xuống dưới nhằm tận mắt chứng kiến chủ nhân của tiếng sáo hút hồn ban nãy.

Đó là một chàng trai trạc tuổi tôi. Cậu ấy nhìn gầy gầy, đầu đội mũ nồi kẻ ca-rô. Ngoài cây sáo đang cầm trên tay, cậu còn đặt mấy tờ giấy khổ lớn cùng cây bút chì đen bên cạnh nữa. Một tờ trong số đó họa lại cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tuy không nhiều màu sắc nhưng thực sự có hồn: các đường nét vẽ bông lúa nhìn tĩnh mà động, cảm giác như chúng đang lướt nhẹ trên mặt giấy trắng phau. Êm ru và nhẹ nhàng.

Sau giây phút ngỡ ngàng ban đầu, tôi mới khẽ lên tiếng:

– Cậu thổi sáo hay lắm! Anh em tôi cứ như người mộng du, đi theo tiếng sáo của cậu tới tận đây…

Nghe có tiếng người nói phía sau, cậu ấy mới đặt cây sáo xuống, quay đầu lại nhìn tôi và cái Vân. Đó là một cái nhìn dè chừng, xen lẫn chút ngại ngùng vì dù sao, chúng tôi mới chỉ vừa gặp nhau.

– Cảm ơn! Tôi thường ra đây thổi sáo cho khuây khỏa. – cậu ấy tiếp lời. Chắc các bạn mới ở xa đến. Nom lạ lắm!

– Tôi và em gái mới chuyển tới hôm qua.

Tôi vừa dứt lời, cái Vân đã chạy tôii gần nơi đặt mấy tờ giấy vẽ, chạm nhẹ vào bức tranh ban nãy, miệng không ngừng xuýt xoa:

– Đây là anh vẽ ạ? Bức tranh nhìn đẹp quá, em cũng thích vẽ nhưng vẽ mãi không nổi. Nhìn cứ nghuệch ngoạc thôi…

Chưa kịp để người bạn mới trả lời, nó đã chêm thêm vài câu hỏi ngây ngô nữa.

– Mà, anh tên là gì ạ? Hôm nào em dạy em vẽ được không? Em thích lắm. Mai mốt em phải đi học rồi nên ngày nghỉ mới ra đây chơi được. Anh có ở đây nữa không? – nó vừa nói, mắt vừa ánh lên sự háo hức y như lần đầu tiên được u tôi dạy gảy đàn nguyệt, đàn bầu.

Vẫn với giọng lạnh lùng ban nãy, nhưng cậu ấy đã bắt đầu mỉm cười. Khuôn mặt cũng giãn ra, còn ánh mắt không chứa sự nghi ngại như hồi nãy nữa.

– Anh tên Hoài. Như Hoài. Còn em?

– Em tên là Hoàng Vân, kia là anh trai em, tên là Hoàng Trường.

– Hoàng Vân và Hoàng Trường? Hai cái tên nghe cũng ấn tượng nhỉ?

Và thế là, cái Vân cùng Như Hoài cứ nói chuyện với nhau như thể đã quen biết từ lâu. Hết nói về hội họa lại chuyển sang nhạc cụ dân tộc: đàn, ca, sáo, nhị đủ cả. Hồi sau, thấy tôi cứ đứng một mình suốt, Hoài mới bảo tôi cùng ngồi xuống cho vui.

– Sao cậu cứ đứng đó mãi thế? Ngồi đây nói chuyện đi, lát tôi phải về rồi.

Tôi gật đầu.

Thong thả và se sẽ, Hoài bắt đầu nói những câu chuyện về bản thân mình.

*

Hoài là một chàng trai tài hoa. Cái tài hoa ấy tôi có thể nhận ra ở cách cậu uyển chuyển vẽ tranh, cách cậu thổi hồn vào tiếng sáo vi vu, và cả lúc cậu điềm đạm trò chuyện với mọi người xung quanh. Cậu cũng rất có khiếu nghệ thuật, thậm chí còn nói thành thục ngôn ngữ của dân tộc H’mông.

Lại nói thêm, cậu ở cùng cha mẹ ở căn nhà ba tầng, cách nơi tôi sinh sống chừng hai cây số. Cậu không gọi cha mẹ là thầy u như chúng tôi thường gọi. Cha mẹ cậu là trẻ mồ côi, cùng nhau lớn lên trong cô nhi viện, sau khi kết hôn thì chuyển lên Hà Giang lập nghiệp. Cha cậu làm kinh doanh, buôn bán, còn mẹ cậu thì ở nhà chăm lo cơm nước, vườn tược. Bà cũng năng đi chùa vãn cảnh, cầu xin sự bình an.

Thực ra, Hoài chẳng mấy khi nhắc tôii gia đình – nói đúng hơn, cậu thưởng chỉ đề cập tôii người mẹ tần tảo sớm hôm, hết lòng lo lắng cho mỗi bữa ăn, giấc ngủ của con trai mình. Còn cha cậu gần như chỉ xuất hiện thoáng qua trong vài câu nói bâng quơ, nên tôi chưa thể hình dung được ông ấy là người thế nào.

Khi nghe Hoài kể về bản thân, tôi nghĩ cậu ấy chưa bao giờ gặp được một người bạn tri kỷ, hay một người đáng tin nào để trút bầu tâm sự.

Tôi cũng chưa bao giờ thắc mắc, tại sao mới gặp đôi ba tiếng mà Hoài đã lật giở từng trang ký ức cho anh em tôi thấy. Bởi, tôi luôn tin vào hai từ duyên nghiệp. Phải có duyên gặp nhau, ấy như người xưa hay nói là có duyên lành với nhau từ kiếp trước, nên kiếp này chỉ cần gặp lại là sẽ tự cảm thấy gần gũi, thân quen.

*

Chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi và cái Vân quay trở lại con đường làng quanh co ban nãy, còn Hoài đi về hướng khác.

Trên đường về, cái Vân cứ hỏi rằng:

– Anh Trường, hôm khác ra đây liệu có gặp lại anh vẽ tranh ban nãy không ạ?

– Chắc chắn rồi. – tôi gật đầu.

***

Tầm sáu giờ chiều. Trời bắt đầu tối sầm, để lại mấy khoảng mây trăng trắng, nhờ nhờ trên phông nền xanh thẫm.

Chúng tôi về hơi muộn. Nhà cửa bấy giờ gần như đã sơn sửa xong xuôi. Đội thợ xây cũng mới rời đi, chỉ còn thầy u tôi đang khom lưng quét dọn nền gạch hoa dính cát cùng vài mảng bê-tông nhỏ vương vãi.

– Thưa thầy u, chúng con mới về!

– Giờ này mới có mặt ở nhà. – u hơi cau mặt.

– Con với cái Vân mải ra ngắm ruộng bậc thang quá nên không để ý thời gian, lần sau con sẽ đưa em về sớm.

Bấy giờ, u mới thôi giận.

– Mà này, đợi chúng mày lâu quá nên thầy u mời cánh thợ xây ăn cơm trước để họ còn về. – u chỉ tay ra đống bát đũa nằm ngổn ngang trong chiếc chậu nhựa, tiếp lời. U phần riêng thức ăn của nhà mình ra nồi gang rồi, hai đứa ra dọn mâm là vừa!

Hai anh em cùng dạ một tiếng, rồi nhanh chóng làm theo lời u dặn. Mãi đến khi bưng bê mọi thứ vào trong nhà, tôi với cái Vân mới ngỡ ngàng vì sự thay đổi của căn nhà mới này. Tôi không thể tin nó đã từng bị ngọn lửa hung hãn năm nào tàn phá, bởi tất cả nom đẹp và lạ lẫm quá: nền tường phòng khách – nơi dùng làm khu vực ăn uống, hay hội họp mỗi dịp tết nhất, giỗ chạp của cả gia đình được phủ bằng lớp sơn màu vàng chanh mát mắt, kèm theo dăm bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh đồng quê cũng được treo lên đó. Đồng thời, từ bộ bàn ghế gỗ nhìn sang là cái lò sưởi kiểu Pháp được xây bằng gạch màu đỏ trầm; bệ lò nay đặt thêm bàn thờ với mâm ngũ quả cùng chai rượu trắng.

– Đẹp quá! – hai anh em tôi thốt lên.

Thầy u thấy vậy chỉ nhìn nhau cười. Sau mới bảo rằng:

– Thôi, ngồi xuống ăn cơm đi đã. Ăn xong thì tha hồ ngắm nghía nhà mới!

– Dạ.

Thực lòng mà nói, từ lúc chuyển tôii đây, gia đình tôi chưa bao giờ vui vẻ như thế này: ai nấy đều hân hoan như thể đang đón Tết, mọi thứ đều bình yên và nhẹ nhàng.

Tuyệt nhiên không có một âm thanh hỗn loạn nào giống buổi tối hôm qua.

*

Cơm nước xong xuôi, tôi mới bê mâm cơm ra ngoài sân để cái Vân rửa sạch. Mà, nó vẫn giữ cái tính trẻ con như ngày xưa, cứ ngồi tạo bọt xà phòng trên tay rồi bắt đầu phồng má, thổi bong bóng bay lên không trung.

– Vân, rửa nhanh còn vào nhà, ngồi ngoài này lâu dễ bị cảm lạnh lắm!

– Nốt cái xoong là xong rồi, anh ạ!

Đúng lúc đó, thầy u từ trong nhà cũng gọi với ra:

– Hai anh em xong chưa, vào thầy u bảo đây!

Nghe tiếng, tôi liền sắn tay áo, phụ nó tráng nốt mấy cái bát trong chậu, rồi úp lên giá nhựa cho khô.

– Chúng con vào ngay ạ!

Tôi quay sang chỗ cái Vân:

– Đi thôi em!

Thấy chúng tôi bước vào, u mới khẽ nghiêng cái ấm sứ có họa tiết lá trúc màu xanh nước biển, chầm chậm rót từng dòng chè xanh nóng hổi xuống chén, nói:

– Chiều mai thầy mang giấy tờ xuống trường huyện, thì tuần sau chúng mày bắt đầu đi học luôn. – u căn dặn. Với mai u sắm cho hai đứa cái xe đạp mới, liệu mà chở nhau đi học cho cẩn thận.

*

Buổi tối ấy cứ kéo dài miên man theo những câu chuyện mà thầy u tôi nói. Chỉ tôii khi thứ âm thanh quen thuộc của loài ếch nhái vang lên – báo hiệu đêm đã xuống, u mới bảo tôi đi kiểm tra cửa nẻo xem đã khóa hết chưa rồi về phòng nghỉ ngơi.

Phòng của anh em tôi nằm trên tầng gác mái, được ngăn đôi bằng tấm ri đô vải in hoa. Ở đó có một khung cửa sổ be bé nhìn xuống khu vườn bên dưới, một cái bàn tí hin dùng để đặt ngọn đèn Hoa Kì đang bập bùng thứ ánh sáng vàng vọt, leo lét giữa đêm khuya hiu hắt.

Hai mí mắt của tôi bắt đầu nặng trĩu.

Trước khi nằm vật xuống giường, tôi không quên nhắc nhở cái Vân phải đi ngủ sớm:

– Vân, ngủ sớm đi không mệt!

Nhưng căn phòng bên kia hoàn toàn im lặng, không có một lời hồi đáp nào cả. Thấy vậy, tôi thử vén tấm ri-đô về phía bên trái, ghé đầu sang xem tình hình thế nào.

Hóa ra, con bé đã say giấc từ lúc nào rồi.

Tôi khẽ lấy tấm chăn bông thêu họa tiết con công đắp cho nó, rồi thổi tắt ngọn đèn Hoa Kì duy nhất trong phòng.

Vậy là, lại một đêm nữa sắp trôi qua…

Tiếng gà gáy từ xa đưa lại. Đêm tàn, buổi sớm mai bắt đầu; ánh sáng mờ nhạt và yếu ớt len vào khung cửa sổ nhỏ xíu và khe hở cúa lớp ngói đỏ thẫm trên mái nhà, làm hé tách ra thứ màu lành lạnh, biêng biếc hệt như nền trời xanh đầy mây trên đỉnh Mã Pì Lèng sừng sững. Nhắc tới Mã Pì Lèng, tôi lại nhớ tới câu chuyện đầy bi ai mà ngoại tôi từng kể năm xưa – một câu chuyện có thật về Mai Hoa, người bạn cùng đơn vị xung kích với ngoại.

Ngoại bảo, Mai Hoa có gương mặt phúc hậu, đôi mắt sáng như ánh sao mai. Nụ cười của cô ấy rất nhẹ nhàng, lúc nào vui lắm thì khuôn miệng cũng chỉ hơi giãn ra, mỉm một cái nom duyên dáng lắm. Còn mái tóc dài óng ả của cô, khi buông xõa bên bờ suối thì đám con gái mười bảy, mười tám như ngoại cứ nhìn rồi ao ước mãi. Và dĩ nhiên, với vẻ đẹp thuần khiết, vượt lên khỏi những tối tăm mịt mù nơi bom rơi đạn lạc như vậy, thì chẳng thiếu gì mấy anh chàng bộ đội đem lòng yêu mến Mai Hoa: họ thường dành thời gian rảnh rỗi đi hái hoa rừng, hoặc ngồi tỉ mẩn dưới ánh đèn dầu leo lét suốt nhiều đêm dài nhằm hoàn thiện chiếc lược nhỏ bằng ngà đem tặng nàng thơ trong mộng. Nhưng, cô thẳng thừng từ chối hết, bởi cô vẫn một lòng một dạ chờ anh Mân – chàng bộ đội từng thề non hẹn biển với cô từ hồi hai người còn chưa đi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, rằng khi nào trở về quê hương sẽ tổ chức đám cưới.

Mai Hoa vẫn hay gửi thư từ cho Mân. Tuy có đợt phải bốn, năm tháng mới nhận được hồi âm, song cô vẫn dành trọn niềm tin cùng trái tim thơ dại cho của người mình yêu. Cô luôn dành cho anh sự cảm thông và tin tưởng tuyệt đối, vì cô biết tình cảnh của lớp bộ đội cụ Hồ là thế nào – khi mà quỹ thời gian ở ngoài chiến trận còn nhiều hơn khoảng thời gian được mắc võng nghỉ ngơi, thậm chí gạo dự trữ còn chẳng đủ cho mỗi người một bát, phải lặn lội đi hái măng rừng về luộc, chấm muối ăn qua ngày.

*

Thời gian thấm thoắt trôi qua. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ với tổ quốc, cả Mân và Mai Hoa đều được đơn vị cho xuất ngũ, trở lại quê hương thăm người thân, thực hiện lời hẹn ước của mình với người yêu. Đêm trước ngày trở về, cô không ngủ được nên cứ quay sang tâm sự với ngoại tôi mãi.

– Thủy, mày ngủ chưa?

– Tao cứ trằn trọc mãi, đã ngủ được đâu. – ngoại tiếp lời. Hay mai về quê tao chơi một ngày, rồi ngày mốt tao xin phép u lên Hà Giang với mày. Đằng nào anh Mân cuối tuần mới về cơ mà.

Mai Hoa nằm vắt tay lên trán, suy nghĩ hồi lâu.

– Ừ, như vậy hợp lý hơn. Chứ lên chỗ tao mày phải ở lại chơi một tháng, u mày lại tưởng con gái bị anh nào bắt mất. – cô bụm miệng cười.

– Cái con này. Mày chỉ thế là nhanh!

Cuộc trò chuyện giữa tôi và Mai Hoa thưa thớt dần.

Không gian im ắng hẳn.

Trong túp lều được dựng tạm bợ bằng vải bạt màu xanh rêu, mấy cô gái xung kích đang chìm vào giấc ngủ, chờ sáng mai thức dậy sẽ tạm biệt nơi rừng thiêng nước độc này bằng những cái ôm chặt, chất chứa đầy tình cảm.

Còn trên bầu trời đêm thăm thẳm, mấy ngôi sao vẫn le lói sáng. rồi bắt đầu mờ dần dưới làn mây đen tuyền. Hình ảnh đó giống hệt với nụ cười của những thiếu nữ mười bảy, mười tám nơi chiến trường ác liệt; bởi lẽ, nụ cười ấy có thể rực rỡ giữa muôn trùng sóng gió vào một phút thoáng qua nào đó, song lại có thể vụt tắt bất cứ lúc nào mà chẳng thể đoán trước được…

*

Sáng sớm. Mấy cô gái cùng đơn vị với ngoại bắt đầu cập rập, thu dọn đồ đạc vào chiếc ba lô rằn ri đã sờn chỉ, bạc màu. Chỉ vài phút nữa thôi, mỗi người sẽ đi về một hướng, và chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại nhau. Trong số họ, có người sẽ về hẳn, lập gia đình và làm hậu phương vững chắc cho người chồng phương xa. Có người sẽ tiếp tục đi theo tiếng gọi của kháng chiến trường kỳ, đóng quân ở một đơn vị khác, và sẽ có cơ hội làm quen với những người đồng đội khác.

Lúc ấy, họ chỉ biết dành cho nhau những cái ôm thật chặt trước khi leo lên xe ô tô không kính để rời khỏi nơi đây. Nếu thân lắm thì mới tặng cho nhau chiếc khăn tay tự thêu hình  bông hoa đỏ làm kỷ niệm, trao đổi địa chỉ để tiện gửi thư từ.

Xe từ từ lăn bánh.

Các cô gái liên tục dùng mũ tai bèo vẫy vẫy qua khung chắn cửa sổ:

– Vể nhé! Về mạnh giỏi nhé!

– Hẹn ngày gặp lại.

Cứ thế, từng tiếng chào tạm biệt xa dần, tan vào khoảng không đang xào xạc tiếng lá rừng mùa thu.

***

Ngoại tôi và Mai Hoa xốc lại chiếc ba lô rằn ri trên vai, đứng trên con đê dài thườn thượt hệt như quãng thời gian thơ ấu đã đi qua. Những con sóng yếu ớt dội từng đợt bọt biển lép bép dưới chân đê. Trời ong ong, biển chuyển màu tím ngắt.

Cây đa trước cửa đình với tán lá xanh sẫm, có vẻ sắp rơi rụng về cội vẫn đứng cao sừng sững giữa khoảng chiều đỏ rực. Từng dòng người đi chân đất, vai đeo quang gánh nặng trĩu trở về từ phiên chợ phía xa. Họ chẳng còn nhận ra con bé Thủy gầy dỏng ngày nào, nên cứ lướt qua như thể ngoại là người xa lạ. Những đứa trẻ mặc bộ đồ nâu đất, vá chằng vá đụp ở đầu làng chạy rồng rắn lên mây, bám theo hai cô gái trẻ. Có đứa đương bận bế em vẹo cả sườn cũng lắng xắng bám đuôi, đứa thì nhảy chân sáo lâng câng. Nom mặt đứa nào cũng lấm lem đất cát, mắt trợn tròn nhìn ngoại. Riêng mấy cụ già lưng còng, đầu chit khăn mỏ quạ, miệng nhóp nhép nhai trầu chỉ tần ngần ngó nghiêng vì làng Văn vốn toàn dân bản xứ, mà con cái vùng biền đều sở hữu nước da ngăm đặc trưng chứ làm gì có ai trắng ngần như Mai Hoa. Thậm chí, ngoại tôi đi xung kích mấy năm giời mà nom vẫn mặn mòi chất biển, có chăng chỉ rắn rỏi và chững chạc hơn thôi nên khó nhận ra. Với lại, từ con gái mười bảy sang thiếu nữ hai mươi cũng thay đổi nhiều chứ!

Đi thêm đôi cây số.

Thấp thoáng sau mấy rặng tre làng, ở ngôi nhà bé xíu có khói lam bao phủ, mờ mờ ảo ảo như trong chuyện cổ tích mà ngoại từng được nghe, là bóng dáng tần tảo quen thuộc của cụ tôi. Ngoại bảo, khi ấy cụ đang nhóm bếp nấu cơm, nghe thấy ngoại tôi gọi mới vội đặt đống củi ẩm ướt xuống đất mà trông ra.

– U ơi. Con về rồi đây!

Bấy giờ, cụ tôi mới chạy chân đất về phía cổng. Còn ngoại đặt vội chiếc ba lô nặng trĩu xuống nền gạch cũ nát, rồi ôm chầm lấy u sau bao ngày xa cách. Cụ cảm động quá nên chỉ biết vén nhẹ tóc mai của đứa con gái về sau mang tai, vuốt nhẹ lên bờ má phúng phính ấy.

Cụ rơm rớm nước mắt.

– Đúng là cái Thủy rồi. Nhìn con khác quá, u chẳng nhận ra!

Ngoại tôi lấy tay quệt dòng lệ mặn chát trên mặt.

– Con đây mà u, con gái u đây mà!

– Con về thật rồi! – cụ bồi hồi nói.

Sau giây phút gặp mặt, ngoại mới quay sang chỗ Mai Hoa đang đứng.

– U, đây là Mai Hoa, bạn cùng đơn vị với con. – ngoại giới thiệu. Con đưa Mai Hoa về nhà mình chơi, mai mốt con xin phép u cùng Mai Hoa lên Hà Giang mấy ngày. Ngót ba năm cô ấy không liên lạc được với gia đình rồi!

Cụ tôi khẽ vẫy tay bảo Mai Hoa tới gần, và ôm cả hai đứa con gái vào lòng.

– Về là tốt rồi! Hai đứa ra giếng rửa mặt mũi tay chân đi, u nấu nhoằng bữa cơm rồi cùng ăn. – cụ nhìn sang phía Mai Hoa. Nhà chẳng có gì nhiều, dăm mớ rau muống luộc chấm tương con đừng chê nhé!

Mai Hoa khẽ lắc đầu, mỉm cười.

– Con thích nhất món rau muống luộc chấm tương đấy ạ!

– Cha bố cô, chỉ được cái khéo nói. – cụ tôi vừa nói, vừa lấy tay ấn yêu vào trán của Mai Hoa.

 

Nguyên An

Còn nữa…

 

 

Key liên quan:

  • truyen ba ngoai leng phengvoi chau
No votes yet.
Please wait...

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *