TÁC GIẢ NGÔN TÌNH VIỆT NAM – CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH NGÔN TÌNH HAY “NGÔN TÌNH HÓA” VĂN HỌC TRẺ VIỆT NAM?

Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...

Tác giả ngôn tình Việt Nam – chịu ảnh hưởng của sách ngôn tình hay “ngôn tình hóa” văn học trẻ Việt. Đó là câu hỏi được đặt ra cho dịch giả Trang Hạ – người được xem là đã đưa ngôn tình vào Việt Nam với bản dịch tác phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” của cây viết trẻ Tào Đình thời điểm đó. Kể từ đó cho đến nay, không chỉ riêng văn hóa đọc, mà ngay cả trong văn hóa sáng tác, dường như các tác giả trẻ Việt Nam cũng đang tự “ngôn tình hóa”. Thuật ngữ tác giả ngôn tình không còn chỉ dành riêng cho các tác giả người Trung Quốc như trước đây.

Thể loại ngôn tình bắt nguồn từ Trung Quốc và được các tác giả trẻ ở đây khai thác một cách triệt để. Một số tác giả ngôn tình hiện đại đại diện cho ngôn tình Trung Quốc có thể kể đến như Cố Mạn với tác phẩm Bên nhau trọn đời, Tân Di Ổ với Hóa ra anh vẫn ở đây, Diệp Lạc Vô Tâm với Mãi mãi là bao xa, Ân Tầm với Bảy ngày ân ái và một cái tên khác là Minh Hiểu Khê với Bong bóng mùa hè. Đây đều là những tác giả ngôn tình đã gây được tiếng vang với tác phẩm tiêu biểu của mình. Có thể nói, thể loại ngôn tình đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các tác giả trẻ tạo dựng tên tuổi cho mình, so với các thể loại khác kén người đọc hơn.

nang - lo - lem - va - chang - hoang - tu - beo
Nàng Lọ Lem và chàng Hoảng Tử Béo

Ngôn tình bắt đầu du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và đã có những bước phát triển một cách mạnh mẽ. Nắm bắt được thị hiếu của người đọc cũng như tiềm năng phát triển của ngôn tình, các tác giả Việt đã lựa chọn cho mình một hướng đi đó là trở thành những tác giả ngôn tình. Và thực tế là các tác giả ngôn tình Việt Nam được ra đời cùng với tác phẩm được đông đảo người đọc đón nhận. Những đại diện điển hình như Hồng Sakura với Xuxu đừng khóc, Chirikamo với Biệt thự hoàng tử, Suly với Osin nổi loạn hay Kawi với Shock tình.

Nắm bắt được xu thế thị trường, nền tảng xuất bản điện tử Waka đã cho ra mắt mô hình sáng tác nhóm đầu tiên của Việt Nam, lấy tên là nhóm 4.0 và bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Được biết, nhóm 4.0 là nơi tập trung các tác giả trẻ có chung niềm đam mê viết lách. Mục tiêu của nhóm là tạo nên những tác phẩm chất lượng phong phú về thể loại, trong đó không thể thiếu ngôn tình. Một số tác phẩm của nhóm cũng gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc như Kết giới, Nơi giấc mơ em thuộc về, Không thể chạm vào em, Cái chết ảo, Nàng Lọ Lem  và chàng Hoàng Tử Béo, Đóa hoa anh đào năm ấy. Trong đó, tác phẩm Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo do nhóm sáng tác, sau một thời gian lên sóng đã thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn của độc giả, không ít người đã không ngần ngại dành những lời khen ngợi có cánh cho nhóm.

Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo là câu chuyện tình giữa cô gái nghèo Khuynh Diệp và anh chàng nhà giàu Phong Lâm. Phong Lâm có thân hình quá khổ nên thường mang mặc cảm, sống khép kín. Nhưng nhờ sự ngẫu nhiên của duyên phận, Phong Lâm đã gặp Khuynh Diệp – một cô gái nghèo khó nhưng bản lĩnh, lạc quan.

Khuynh Diệp giúp Phong Lâm giảm cân, dần lấy lại được sự tự tin, cũng giúp trái tim lạnh giá của anh dần ấm áp lên. Nhờ sự gần gũi trong quá trình Khuynh Diệp giúp Phong Lâm giảm cân mà họ nảy sinh tình cảm. Nhưng giữa lúc này, Khuynh Diệp mắc phải sự phản đối từ gia đình Phong Lâm, chính cô cũng cảm thấy địa vị của họ quá khác nhau nên quyết định rời xa anh.

Phong Lâm điên cuồng tìm kiếm, cuối cùng cũng tìm thấy Khuynh Diệp, anh thuyết phục được cô tin vào anh, trở về bên anh. Và khi trở về bên Phong Lâm, Khuynh Diệp mới cảm nhận được sâu sắc khoảng cách địa vị xã hội của họ. Và lúc này, một cuộc chiến mới đến với Khuynh Diệp, cuộc chiến để tìm sự cân bằng trong mối quan hệ chênh lệch giàu nghèo. Và cũng bất ngờ không kém khi mẹ của Phong Lâm, người trước đây từng phản đối mối quan hệ của họ nay đứng về phía Khuynh Diệp, giúp đỡ, chỉ bảo cho cô.

Việc những tác giả ngôn tình xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam đang làm dấy câu hỏi trên các diễn đàn văn học, đó là tác giả trẻ Việt đang chịu ảnh hưởng của ngôn tình hay “ngôn tình hóa” văn học trẻ Việt Nam? Dù là gì đi chăng nữa thì có một điều không thể chối cãi là ngôn tình vẫn đang khẳng định được vị thế của mình trong lòng văn học mạng Việt Nam.

 

Megane

=> Đọc thêm: Full truyện “Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rating: 5.0/5. From 3 votes.
Please wait...